Cuối đoạn trích tức nước vỡ bờ, nhà văn đã khắc họa cảnh tượng chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ một cách khéo léo:
- Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, thúc ép nộp sưu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng,
- Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu. Chị tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ chồng mình khỏi nguy hiểm.
- Nhưng khi tên cai lệ ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ lớn tiếng cảnh báo hắn.
- Chị Dậu đã nâng mình lên vị trí của người trên để mắng chưởi chúng cho hả giận.
- Từ “ ông- con” sang “ bà- mày” thì chứng tỏ cơn giận đã lên đến đỉnh điểm.
- Chị Dậu không còn nhún nhường sợ hãi bọn cường hào gian ác nữa.
- Sau lời cảnh báo, chị nhảy vào đánh lại bọn tay sai tàn ác: “ Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy”.
- Giới hạn của sự chịu đựng đã làm chị trở nên mạnh mẽ, không còn một tên tay sai nào có thể đánh lại, chúng phải bỏ đi.
=> Tất cả những hành động đều là bộc phát từ trái tim của chị chứ chưa được giác ngộ bởi cách mạng. Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị ''làm cho đọc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm''. Qua đó ta cũng nhận thấy nghệ thuật miêu tả tài tình của tác giả
- “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”:
- Tình huống truyện gay cấn:
- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật độc đáo, dùng nghệ thuật miêu tả đối lập
- Giọng văn ở đoạn này có pha sự hài hước, châm biếm, mỉa mai bọn tay sai.