Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Địa lí 8 cánh diều (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Địa lí 8 cánh diều (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Tính ẩm của khí hậu Việt Nam được thể hiện thông qua yếu tố tổng lượng mưa năm là: 

A. Trên 1 000 mm/năm.  

B. Trên 1 500 mm/năm.     

C. Từ 1 500 – 2 000 mm/ năm.     

D. từ 2 000 – 3 000 năm.     

Câu 2 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động gió mùa ở nước ta?

A. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh.      

B. Mùa hạ nước ta chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đem lại thời tiết mưa nhiều.    

C. Gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam. 

D. Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc tạo nên một mùa đông lạnh.         

Câu 3 (0,25 điểm). Sự phân mùa của khí hậu nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? 

A. Bức xạ từ Mặt Trời tới. 

B. Hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh.      

C. Hoạt động của gió mùa.      

D. Sự phân bố lượng mưa theo mùa.       

Câu 4 (0,25 điểm). Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính:

A. Hướng tây bắc – đông nam, tây – đông và hướng vòng cung.   

B. Hướng đông bắc – tây nam, tây – đông và hướng vòng cung.     

C. Hướng tây bắc – đông nam, tây – đông.        

D. Hướng tây bắc – đông nam, bắc – nam và hướng vòng cung. 

Câu 5 (0,25 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?  

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ dòng chảy của sông phân hai mùa rõ rệt.       

B. Sông ngòi nhiều nước, có lượng phù sa lớn.         

C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, chế độ dòng chảy của sông ổn định quanh năm.     

D. Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn.     

Câu 6 (0,25 điểm). Đối với nông nghiệp, hồ, đầm nước ngọt có giá trị:  

 A. nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.  

 B. địa bàn để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn.  

 C. nguồn cung cấp nước cho trồng trọt. 

 D. nguồn cung cấp nước cho chăn nuôi. 

Câu 7 (0,25 điểm). Tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu là: 

A. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu thế mạnh lên về cường độ.        

B. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng, mực nước biển dâng.     

C. Nhiệt độ không khí trung bình năm tăng; lũ quét, ngập lụt ngày càng mạnh hơn.      

D. Nhiệt độ không khí trung bình năm tăng xâm nhập mặn gia tăng về phạm vi.     

Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào sau đây đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới sông ngòi nước ta?

A. Vào mùa lũ, lượng nước sông giảm mạnh.      

B. Vào mùa cạn, lượng nước sông tăng.       

C. Biến đổi khí hậu làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.         

D. Biến đổi khí hậu làm lưu lượng nước sông giảm mạnh. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Hãy trình bày tác động của biến đổi khí hậu đến thủy văn nước ta.   

Câu 2 (1,0 điểm). Cho bảng số liệu: 

Tổng lượng mưa năm và độ ẩm không khí trung bình năm tại một số địa điểm ở Việt Nam 

Địa điểm 

Tổng lượng mưa năm 

(mm)

Độ ẩm không khí trung bình năm (%)

Hà Nội 

1 668

82,0

Huế

2 886

83,2

Thành phố Hồ Chí Minh

1 863

78,0

Hãy so sánh, nhận xét về tổng lượng mưa và độ ẩm không khí của ba địa điểm trên. Giải thích. 

Câu 3 (0,5 điểm). Có nhận định cho rằng: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao? 

 

III. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

C

A

C

A

A

C

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

- Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng thiên tai (lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn) và nước biển dâng. 

0,5 điểm

- Thay đổi chế độ dòng chảy: 

+ Mùa lũ: mực nước sông dâng cao, lũ nên nhanh và bất thường. + Mùa cạn: dòng sông chảy mạnh, mực nước sông hạ thấp, làm tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. 

0,25 điểm 

0,25 điểm 

- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông vào mùa lũ, hạn hán kéo dài và nhiễm mặn mùa cạn. 

0,25 điểm 

- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng lên. 

0,25 điểm 

Câu 2

(1,5 điểm)

 Nhận xét tổng lượng mưa năm và độ ẩm không khí trung bình năm tại một số địa điểm ở Việt Nam: 

- Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa cao nhất (2886mm), sau đó đến TP Hồ Chí Minh (1863mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1668mm). 

- Độ ẩm không khí trung bình năm cao nhất là Huế (83,2%), sau đó đến Hà Nội (82,0%), TP Hồ Chí Minh (78,0%). 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Giải thích tổng lượng mưa năm và độ ẩm không khí trung bình năm tại một số địa điểm ở Việt Nam:

- Huế có lượng mưa cáo nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến, của frong lạnh. Huế có mùa mưa vào thu – đông (từ tháng 8 đến tháng 1). Vào thời kì mưa nhiều vậy, do lượng bốc hơi nhỏ nên độ ẩm không khí trung bình năm cao. 

- Thành phố Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam mang mưa, hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhiệt độ cao đặc biệt trong mùa khô nền lượng bốc hơi mạnh tạo nên độ ẩm không khí trung bình năm thấp hơn ở Hà Nội. 

 

 

0,25 điểm 

 

 

 

 

 

0,25 điểm 

Câu 3 

(0,5 điểm)

Đồng ý với nhận định: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định”.    

0,25 điểm 

Giải thích: 

- Trong số các nhân tố địa lí tự nhiên có tác động tới chế độ nước sông thì nhân tố khí hậu có tác động khá quyết định. 

+ Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ, lượng nước sông dâng cao và chạy mạnh, chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm. 

+ Hai mùa nước của sông ngòi trùng với hai mùa của khí hậu. Mùa mưa đến sớm thì mùa lũ đến sớm, lượng mưa lớn thì sông ngòi có lượng nước lớn và ngược lại. 

- Tương quan đó có thể biểu diễn bằng một hàm số nhất định như đã nói.

 

 

 

 

0,25 điểm 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU  

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM 

Bài 5. Khí hậu Việt Nam

1

 

2

 

 

1

 

 

3

1

1,75

Bài 6. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

Bài 7. Thủy văn Việt Nam

1

 

2

 

 

 

 

1

3

1

1,25

Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam 

 

1

2

 

 

 

 

 

2

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

6

0

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU  

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM 

1. Khí hậu Việt Nam 

Nhận biết

Nhận biết được tổng lượng mưa năm của khí hậu Việt Nam. 

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Tìm phát biểu không đúng về hoạt động gió mùa ở nước ta. 

- Tìm nguyên nhân tạo nên sự phân mùa của khí hậu nước ta.  

1

 

 

1

 

C2

 

 

C3

 

Vận dụng

Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi. 

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu 

 

 

 

 

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

3. Thủy văn Việt Nam

Nhận biết

Nhận biết các hướng chảy chính của sông ngòi nước ta. 

1

 

C4

 

Thông hiểu

- Tìm phát biểu không đúng về đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. 

- Tìm hiểu giá trị của các hồ, đầm đối với nông nghiệp. 

1

 

 

 

1

 

C5

 

 

 

C6

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C3

(TL)

4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Nhận biết

Nhận biết và nêu tác động của biến đổi khí hậu đến thủy văn ở nước ta. 

 

1

 

C1

(TL)

Thông hiểu

- Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu. 

- Tìm phát biểu đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới sông ngòi nước ta.  

1

 

 

1

 

C7

 

 

C8

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 địa lí 8 cánh diều đề số 5

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com