Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 8 cánh diều (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 8 cánh diều (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Nhóm đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta? 

A. Nhóm đất feralit.  

B. Nhóm đất phù sa.  

C. Nhóm đất mùn.  

D. Nhóm đất xám.  

Câu 2. Đất feralit trên đá badan có màu đỏ vàng và giàu chất dinh dướng vì:  

A. hình thành do quá trình feralit trên đá badan.  

B. hình thành do quá trình feralit trên đá vôi.  

C. hình thành do quá trình tích lũy mùn trên đá vôi.  

D. hình thành do quá trình tích lũy mùn trên đá badan. 

Câu 3. Theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 bộ phận của vùng biển theo thứ tự lần lượt là: 

A. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. 

B. nội thủy, cửa khẩu, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.  

C. nội thủy, lãnh hải, mốc quốc giới, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.  

D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở, thềm lục địa. 

Câu 4. Ở nước ta đất feralit chiếm phần lớn diện tích chủ yếu là do:  

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc và địa hình nhiều đồi núi.  

B. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.  

C.  xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.  

D. vùng đồi núi có độ dốc lớn và có tổng lượng mưa lớn.  

Câu 5. Vì sao thảm thựa vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu sinh thái?  

A. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.  

B. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.  

C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.  

D. khí hậu nhiệt đới gió mủa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.  

Câu 6. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào đoạn trích: “Biển Đông là biển ven lục địa, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Thông với... và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Bờ phía tây là phần đát liền của các nước Việt Nam, Cam – pu – chia, Thái lan. Ma – lai – xi – a, Xin – ga – po, phía Bắc là phần đất liền của Trung Quốc, phía đông ngăn cách với Thái Bình Dương bởi quần đảo.... và phía nam ngăn cách với Ấn Độ bởi quần đảo....” 

A. Thái Bình Dương , In – đô – nê – xi – a , Phi – líp – pin. 

B. Đại Tây Dương, Phi – líp – pin, In – đô – nê – xi – a.  

C. Thái Bình Dương, Trường Sa (Việt Nam), In – đô – nê – xi – a.  

D. Thái Bình Dương, Phi – líp – pin, In – đô – nê – xi – a.  

Câu 7. Tìm ý đúng với đặc điểm sinh vật  và đa dạng sinh học ở nước ta? 

A. Ở nước ta, các kiểu rừng cận nhiệt là phổ biến nhất, chiếm diện tích lớn nhất và được phân bố rộng khắp từ bắc xuống nam. 

B. Một số loài thực vật nhiệt đới ở nước ta là các loài cây thuộc họ Dầu, họ Dâu tằm, họ Dẻ, họ Thông...

C. Biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học. 

D. Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.  

Câu 8. Qúa trình hình thành lên lớp thổ những dày là: 

A. quá trình feralit.  

B. quá trình mặn hóa.  

C. quá trình thoái hóa.  

D. quá trình xói mòn – rửa trôi – tích tụ. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Hãy nêu khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. 

b. Hãy giải thích lí do vì sao Biển Đông là biển tương đối kín. 

Câu 2 (1,5 điểm). 

a. Vì sao sinh vật nước ta lại đa dạng và phong phú?  

b. Hãy giải thích câu tục ngữ “Đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy”. 

_ _HẾT_ _

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: ĐỊA LÍ 8  CÁNH DIỀU 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

A

B

D

D

D

C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

a. Nêu khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. 

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, là một nước ven biển có 5 bộ phận của vùng biển theo thứ tự lần lượt là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 

- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. 

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. 

- Vùng tiếp giáp lãnh hãi là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. 

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. 

- Thềm lục địa là vùng đấy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

 

 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm 

 

 

 

0,25 điểm 

 

b. Chứng mình Biển Đông là biển tương đối kín và là biển ấm: 

- Biển Đông là vùng biển tương đối kín là do được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. Vùng biển này được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Phi – líp – pin, Ma – lai – xi – a, In – đô – nê – xi – a, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp. 

- Biển Đông là biển ấm do nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23°C.

 

 

 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm 

Câu 2

(1,0 điểm)

a. Sinh vật nước ta lại đa dạng và phong phú vì: 

- Nước ta có vị trí địa lí nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động vật. 

- Môi trường sống thuận lợi: ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao, đủ nước, tầng đất sâu dày, vụn bỡ....

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

b. Giải thích câu tục ngữ: 

- “Đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy”: Cây trồng vật nuôi chỉ tồn tại và phát triển khi đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng. Mỗi một loài cây trồng đều có sự sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện đất đai nhất định. Mỗi khu vực thì các đặc điểm đất trồng sẽ có sự thay đổi theo thời gian. 

Ví dụ: đất phù sa màu mỡ ở vùng đồng bằng châu thổ thuận lợi thâm canh cây hoa màu, cây lương thực ngắn ngày....

 

 

 

0,5 điểm 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: ĐỊA LÍ 8  CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 3 – THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

1. Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng 

2

 

1

 

1

 

 

ý b

4

ý b

1,5

2. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học 

 

 

1

 

1

ý a

 

 

2

ý a

1,0

CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

3. Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

 

ý a

2

ý b

 

 

 

 

2

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

ý a

4

ý b 

2

ý a

0

ý b

8

2

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,0

0,5

0,5

0,5

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

2,0 điểm

20 %

1,5 điểm

15 %

1,0 điểm

10 %

0,5 điểm

5 %

5,0 điểm

50 %

5,0  điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

MÔN: ĐỊA LÍ 8  CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM 

1. Thổ nhưỡng Việt Nam 

Nhận biết

- Nhận biết nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta. 

- Nhận biết quá trình nào hình thành lên lớp thổ nhưỡng dày. 

 

1

 

 

1

 

C1

 

 

C8

Thông hiểu

 Tìm hiểu nguyên nhân đất feralit trên đá badan có màu đỏ vàng giàu chất dinh dưỡng.

 

1

 

C2

Vận dụng

Tìm hiểu nguyên nhân đất feralit chiếm phần lớn diện tích. 

 

1

 

C4

Vận dụng

cao

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Đất nào cây ấy, mùa nào thực ấy”.

ý b

 

C2

(TL)

 

 

2. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Nhận biết

 

 

 

 

 
Thông hiểu 

Tìm ý đúng về đặc điểm sinh vật và đa dạng sinh học ở nước ta. 

 

1

 

C7

Vận dụng

- Lí giải vì sao sinh vật nước ta đa dạng và phong phú. 

- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam lại đa dạng về kiểu sinh thái. 

ý a

 

 

 

1

C2

(TL)

 

 

 

C5

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM 

3. Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam 

Nhận biết 

Nêu các khái niệm của các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. 

ý a

 

C1

(TL)

 

Thông hiểu

- Sắp xếp 5 bộ phận của vùng biển theo thứ tự mà Công ước của liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 

- Tìm từ ngữ thích hợp điền vào đoạn trích. 

 

1

 

 

 

1

 

C3

 

 

 

C6

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 8 cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 2 địa lí 8 cánh diều đề số 3

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com