Dựa vào bảng 38 và dữ liệu thu thập được, em hãy viết một báo cáo ngắn về tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới.

II. Viết báo cáo

Dựa vào bảng 38 và dữ liệu thu thập được, em hãy viết một báo cáo ngắn về tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới.

Gợi ý viết báo cáo:

1. Số lượt khách du lịch

Lưu ý: trong báo cáo, cần:

- Phân tích xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến, qua các năm.

- Giải thích các nguyên nhân ảnh hưởng đến xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến.

- Nêu tên các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến.

2. Doanh thu du lịch

Lưu ý: trong báo cáo, cần:

- Phân tích xu hướng biến động về doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới qua các năm.

- Phân tích doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch qua các năm.

3. Các vấn đề đặt ra trong hoạt động du lịch

Lưu ý: trong báo cáo, cần trình bày các vấn đề đặt ra trong khai thác tài nguyên du lịch như sự ô nhiễm môi trường, sự mai một các giá trị văn hoá truyền thống,...

Câu trả lời:

Báo cáo

   Xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế quốc tế trên thế giới liên tục tăng từ năm 1990 đến năm 2000, cụ thể từ 438 triệu lượt lên 1466 triệu lượt. Tuy nhiên, năm 2020 số lượng khách du lịch quốc tế giảm mạnh chỉ còn 402 triệu lượt. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nước phải thực hiện giãn cách xã hội, các chuyến bay quốc tế đều bị đóng cửa nên cả số lượng khách du lịch quốc tế giảm mạnh.

   Cũng tương tự như số lượt khách du lịch thì doanh thu cũng tăng từ năm 1990 đến năm 2000, cụ thể từ 271 tỉ USD lên 1466 tỉ USD. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020 doanh thu du lịch từ khách du lịch quốc tế giảm mạnh chỉ còn 533 tỉ USD.

    Theo Báo cáo của Liên hiệp quốc, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỉ lượt, tương đương giảm 73% trong năm 2020, trong khi trong quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á; trong khi những khu vực bị ảnh hưởng ít hơn là Bắc Mỹ, Tây Âu và Caribe.

   Khi các nước dần trở lại bình thường mới, các vấn đề đặt ra trong hoạt động du lịch.  Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh, các nước khi đưa ra lộ trình mở cửa đón khách du lịch theo từng giai đoạn đều có những quy định về Thẻ xanh, Hộ chiếu vắc xin, Bộ tiêu chí an toàn COVID, Cơ chế lưu thông khách du lịch,… được quy định riêng. 

   Đặc biệt là Du lịch chăm sóc sức khỏe lên ngôi. Đây là dịch vụ du lịch thiên về nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Khi đi du lịch, du khách có thể tham gia các khóa ngồi thiền, tập yoga, dưỡng sinh, tắm khoáng nóng... để phục hồi thể chất và tái tạo tinh thần. Du khách cũng sẽ có xu hướng tìm đến những vùng đất hoang sơ; những nơi có tính chất cô lập, như vùng nông thôn yên tĩnh, vùng núi cao, những hòn đảo hay bãi biển chưa được khai thác du lịch. Những địa điểm này không chỉ mang tới sự yên tĩnh để nghỉ ngơi mà còn mang đến sự an tâm do giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

   Du lịch nội địa và gần nhà là xu hướng nổi bật trong bối cảnh việc đi lại giữa các nước vẫn có nhiều quy định khắt khe. Theo UNWTO, trong năm 2021, tín hiệu tích cực về du lịch nội địa đang diễn ra ở nhiều thị trường, với việc người dân có xu hướng đi du lịch gần địa điểm cư trú. Sự lên ngôi của du lịch nội địa sẽ thúc đẩy nhu cầu về các hoạt động ngoài trời, gần gũi với thiên thiên và du lịch nông thôn. Các chuyên gia cũng đề cập tới sự nổi lên của xu hướng “du lịch chậm” và du lịch cộng đồng, hướng tới những trải nghiệm chân thực, trách nhiệm và bền vững.

   Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch với tốc độ cao trong những năm gần đây đã gây ra những hệ lụy nhất định đến môi trường. Ở nước ta vào mùa du lịch, số khách du lịch thường tập trung cao ở một số khu vực như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hòa)...; Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Núi Bà Đen (Tây Ninh) dẫn đến các điểm đến bị quá tải, làm gia tăng lượng rác thải, tác động lên nhiều hệ sinh thái. Để phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi phải đẩy mạnh các hoạt động BVMT, ngành du lịch cần xây dựng năng lực quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương; hoàn thiện chương trình, kế hoạch hành động trước mắt và lâu dài về BVMT của ngành, đặc biệt là công tác đầu tư; có những biện pháp tác động đến hành vi của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch, bao gồm cả cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực kiểm soát, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động du lịch; Đảm bảo sự đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành được tiến hành hợp lý, có sự đánh giá đầy đủ những tác động đến môi trường và biện pháp giảm thiểu; Tăng cường những chương trình, kế hoạch về ưu tiên phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch; Việc khai thác tài nguyên du lịch phải được kiểm soát và phù hợp với khả năng duy trì, tái tạo của tài nguyên; Đẩy mạnh phối hợp với ngành liên quan để kiểm soát các tác động từ hoạt động du lịch, cũng như hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường.

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com