Giải chi tiết chuyên đề Toán 11 chân trời mới bài 2 Phép tịnh tiến

Giải bài 2 Phép tịnh tiến sách chuyên đề Toán 11 chân trời. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. ĐỊNH NGHĨA

Khám phá 1: Quan sát các điểm được vẽ trên mặt phẳng tọa độ (Hình 1).

a) Có nhận xét gì về các vectơ $\vec{AA'},\vec{BB'},...,\vec{EE'}$?

b) Có hay không phép biến hình biến các điểm A, B, C, D, E thành các điểm A', B', C', D', E'?

Quan sát các điểm được vẽ trên mặt phẳng tọa độ (Hình 1).

Hướng dẫn trả lời:

a) Các vectơ $\vec{AA'},\vec{BB'},\vec{CC'},\vec{DD'},\vec{EE'}$ song song với nhau.

b) Có phép biến hình biến các điểm A, B, C, D, E thành các điểm A', B', C', D', E'.

Thực hành 1: Chứng minh phép đồng nhất là một phép tịnh tiến.

Hướng dẫn trả lời:

Ta có: Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó thì là phép đồng nhất

Ta có: M = h(M) qua phép biến hình h

Mà $\vec{MM}=\vec{u}=\vec{0}$

Do đó: Phép đồng nhất là phép tịnh tiến.

Vận dụng 1: Tìm độ dài vectơ tịnh tiến của phép tịnh tiến theo vectơ v⃗  biến các điểm A, B, C, D, E thành A', B', C', D', E' trong Hoạt động khám phá 1 (biết cạnh mỗi ô vuông là một đơn vị). 

Hướng dẫn trả lời:

Ta có: A(-12; 4) và A'(-2; 5) nên $\vec{AA'}$=(2+12;54)=(10;1)

Do đó: AA' = $|\vec{AA'}|=\sqrt{10^{2}+1^{2}}=\sqrt{101}$

Vậy độ dài vectơ $\vec{v}$ biến các điểm A, B, C, D, E thành A', B', C', D', E' là $\vec{101}$

2. TÍNH CHẤT

Khám phá 2: Cho vectơ $\vec{u}$ và đường thẳng d. A và M là hai điểm bất kì trên d. Gọi A' và M' lần lượt là ảnh của A và M qua phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$

a) Hai vectơ $\vec{A'M'},\vec{AM}$ có bằng nhau không?

b) Khi điểm M thay đổi trên d thì điểm M' thay đổi như thế nào? Giải thích. 

Cho vectơ $\vec{u}$ và đường thẳng d. A và M là hai điểm bất kì trên d. Gọi A' và M' lần lượt là ảnh của A và M qua phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$.

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có: $\vec{AA'}=\vec{MM'}=\vec{u}$ nên AA' = MM' và AA' // MM'

Do đó: AMM'A' là hình bình hành.

Nên $\vec{A'M'}=\vec{AM}$

b) Khi M thay đổi trên d thì M' cũng thay đổi trên d' sao cho $\vec{AA'}=\vec{MM'}=\vec{u}$

Thực hành 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét phép tịnh tiến $T_{\vec{v}}$ với $\vec{v}=(3;2)$

a) Biết ảnh của điểm M qua $T_{\vec{v}}$ là điểm M'(-8; 5). Tìm tọa độ điểm M.  

b) Tìm ảnh của đường tròn (C): $(x-2)^{2}+(y+3)^{2}=4$ qua $T_{\vec{v}}$

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có: $\vec{MM'}=\vec{u}=(3;2)$

Do đó: $\left\{\begin{matrix}-8-x_{M}=3\\5-y_{M}=2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{M}=-11\\y_{M}=3\end{matrix}\right.$

Vậy M(-11; 3)

b) Đường tròn (C) tâm I(2; -3), bán kính R = 2

Gọi I' là tâm đường tròn ảnh của đường tròn (C)

Ta có: $\vec{II'}=\vec{v}=(3;2)$

Do đó: $\left\{\begin{matrix}x_{I'}-2=3\\y_{I'}=2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{I'}=5\\y_{I'}=-1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow I'(5;-1)$

Tìm ảnh của đường tròn (C): $(x-2)^{2}+(y+3)^{2}=4$ qua $T_{\vec{v}}$.

Vậy ảnh của đường tròn (C): $(x-2)^{2}+(y+3)^{2}=4$ qua $T_{\vec{v}}$ là đường tròn tâm I'(5; -1), bán kính R = 2. 

Vận dụng 2: Trong Hình 8, người thợ sửa xe đã dùng kích nâng thủy lực để đưa ô tô từ mặt đất đến vị trí cần thiết thông qua phép biến hình nào?

Trong Hình 8, người thợ sửa xe đã dùng kích nâng thủy lực để đưa ô tô từ mặt đất đến vị trí cần thiết thông qua phép biến hình nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trong Hình 8, người thợ sửa xe đã dùng kích nâng thủy lực để đưa ô tô từ mặt đất đến vị trí cần thiết thông qua phép tịnh tiến vectơ $\vec{AB}$

BÀI TẬP

1. Cho phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ và phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$. Với điểm M bất kì, $T_{\vec{u}}$ biến M thành M', $T_{\vec{u}}$ biến M' thành M''. Hỏi có phép tịnh tiến nào biến điểm M thành M'' không?

Hướng dẫn trả lời:

Có thể tồn tại phép tịnh tiến vectơ $\vec{g}$ biến điểm M thành M''.

Hỏi có phép tịnh tiến nào biến điểm M thành M'' không?

2. Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B. Khi điểm M thay đổi trên đường tròn (O) thì điểm M' thay đổi trên đường nào để $\vec{MM'}+\vec{MA}=\vec{MB}$?

Hướng dẫn trả lời:

Ta có: $\vec{MM'}=\vec{MB}-\vec{MA}=\vec{AB}$ nên phép tịnh tiến T theo vectơ $\vec{AB}$ biến M thành M'. 

Nếu gọi O' là ảnh của O qua phép tịnh tiến T, tức là $\vec{OO'}=\vec{AB}$

Suy ra: Quỹ tích điểm M' là đường tròn tâm O' có bán kính bằng bán kính đường tròn (O).

 Khi điểm M thay đổi trên đường tròn (O) thì điểm M' thay đổi trên đường nào để $\vec{MM'}+\vec{MA}=\vec{MB}$?

3. Cho phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ trong đó $\vec{u}=(3;5)$

a) Tìm ảnh của các điểm A(-3; 4), B(2; -7) qua $T_{\vec{u}}$

b) Biết rằng M'(2; 6) là ảnh của điểm M qua $T_{\vec{u}}$. Tìm tọa độ của điểm M.

c) Tìm ảnh của đường thẳng d: 4x - 3y + 7 = 0 qua $T_{\vec{u}}$

Hướng dẫn trả lời:

a) Gọi A', B' lần lượt là ảnh của các điểm A(-3; 4), B(2; -7) qua $T_{\vec{u}}$

Ta có:$\vec{AA'}=\vec{u}=(3;5)$

Suy ra: $\left\{\begin{matrix}x_{A'}+3=3\\y_{A'}-4=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{A'}=0\\y_{A'}=9\end{matrix}\right.\Leftrightarrow A'(0;9)$

Ta có: $\vec{BB'}=\vec{u}=(3;5)$

Suy ra: $\left\{\begin{matrix}x_{B'}-2=3\\y_{B'}+7=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{B'}=5\\y_{B'}=-2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow B'(5;-2)$

b) Ta có: $\vec{MM'}=\vec{u}=(3;5)$

Suy ra: $\left\{\begin{matrix}2-x_{M}=3\\6-y_{M}=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{M}=-1\\y_{M}=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow M(-1;1)$

c) Lấy điểm C thuộc đường thẳng d. Suy ra $C(-\frac{7}{4};0)$

Gọi C' và d' lần lượt là ảnh của C và đường thẳng d qua $T_{\vec{u}}$⃗  và C' thuộc d'.

Ta có: $\vec{CC'}=\vec{u}=(3;5)$

Suy ra: $\left\{\begin{matrix}x_{C'}+\frac{7}{4}=3\\y_{C'}=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{C'}=\frac{5}{4}\\y_{C'}=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow C'(\frac{5}{4};5)$

Ta có: d' là đường thẳng đi qua $C'(\frac{5}{4};5)$ và có cùng vectơ pháp tuyến với d

Suy ra: d' có phương trình: $4(x-\frac{5}{4})+(-3)(y-5)=0$ hay 4x - 3y + 10 = 0.

4. Cho hai điểm B, C cố định trên đường tròn (O; R) và một điểm A thay đổi trên đường tròn đó. Chứng minh trực tâm H của tam giác ABC luôn nằm trên một đường tròn cố định.

Hướng dẫn trả lời:

Kẻ đường kính BD.

Ta có: CH vuông góc với AB, AD vuông góc với AB, suy ra CH // AD

DC vuông góc với BC, AH vuông góc với BC, suy ra DC // AH

Do đó: Tứ giác ADCH là hình bình hành 

Suy ra AH = DC và AH // DC hay $\vec{AH}=\vec{DC}$

Kẻ OO' // AH sao cho OO' = AH

Ta có: Tứ giác AOO'H là hình bình hành

Có: OO' // AH mà AH // DC nên OO' // AH // DC 

Mà OO' = AH = DC 

Nên $\vec{OO'}=\vec{AH}=\vec{DC}$

Do đó: $O=T_{\vec{DC}}(O)$ và $H=T_{\vec{DC}}(A)$

Suy ra: Đường tròn tâm O' là ảnh của đường tròn (O; R) qua $T_{\vec{DC}}$ (1)

Vì AOO'H là hình bình hành nên OA = O'H = R (2)

Từ (1)(2) suy ra: H thuộc đường tròn tâm O', bán kính O'H = R.

Chứng minh trực tâm H của tam giác ABC luôn nằm trên một đường tròn cố định.

5. Trong Hình 9, tìm các vectơ $\vec{u},\vec{v}$ sao cho phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (B) và phép tịnh tiến $T_{\vec{v}}$ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (C).

Trong Hình 9, tìm các vectơ $\vec{u}$, $\vec{v}$ sao cho phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (B) và phép tịnh tiến $T_{\vec{v}}$ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (C).

Hướng dẫn trả lời:

Trong Hình 9, tìm các vectơ $\vec{u}$, $\vec{v}$ sao cho phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (B) và phép tịnh tiến $T_{\vec{v}}$ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (C).

Ta có: Phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ hay mũi tên đỏ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (B).

phép tịnh tiến $T_{\vec{v}}$ hay mũi tên vàng biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (C).

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề Toán 11 chân trời mới bài 2 Phép tịnh tiến, giải chuyên đề Toán 11 sách chân trời Giải chuyên đề Toán 11 CTST mới bài 2 Phép tịnh tiến

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net