Giải chi tiết chuyên đề Toán 11 chân trời mới bài 3 Phép đối xứng trục

Giải bài 3 Phép đối xứng trục sách chuyên đề Toán 11 chân trời. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. ĐỊNH NGHĨA 

Khám phá 1: Cho đường thẳng d. Gọi f là quy tắc xác định như sau: 

a) Với điểm M không thuộc d, xác định điểm M' sao cho d là đường trung trực của MM' (Hình 1).

b) Với điểm M thuộc d thì f biến điểm M thành chính nó. Hỏi f có phải là phép biến hình hay không?

Cho đường thẳng d. Gọi $f$ là quy tắc xác định như sau:

Hướng dẫn trả lời:

a) O là giao điểm của MM' và d

Ta có: d là trung trực của MM' nên O là trung điểm của MM'

Do đó M' thuộc đoạn thẳng MM' sao cho MM' vuông góc với d tại trung điểm O của MM'.

b) Với điểm M thuộc d thì f biến điểm M thành chính nó. Suy ra, f là phép đồng nhất.

Do đó: f là phép biến hình.

2. TÍNH CHẤT

Khám phá 2: Giả sử Đa là phép đối xứng trục qua đường thẳng a. Ta chọn hệ tọa độ Oxy sao cho trục Ox trùng với a. Lấy hai điểm tùy ý $A(x_{A};y_{A})$ và $B(x_{B};y_{B})$. Gọi A', B' lần lượt là ảnh của A, B qua phép đối xứng trục a (Hình 3). Xác định tọa độ của A' và B' rồi dùng công thức tính khoảng cách để so sánh A'B' và AB. 

Xác định tọa độ của A' và B' rồi dùng công thức tính khoảng cách để so sánh A'B' và AB.

Hướng dẫn trả lời:

Do A', B' lần lượt là ảnh của A, B qua phép đối xứng trục a 

Suy ra: $A'(x_{A};-y_{A})$ và $B('x_{B};-y_{B})$

Do đó: $AB=\sqrt{(x_{B}-x_{A})^{2}+(y_{B}-y_{A})^{2}}$

$A'B'=\sqrt{(x_{B}-x_{A})^{2}+(-y_{B}+y_{A})^{2}}=\sqrt{(x_{B}-x_{A})^{2}+(y_{B}-y_{A})^{2}}$

Suy ra: AB = A'B'.

Thực hành 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d: x - y + 3 = 0 và đường tròn (C): $(x+1)^{2}+(y+2)^{2}=9$

a) Tìm ảnh của đường thẳng d qua $Đ_{Oy}$

b) Tìm ảnh của đường tròn (C) qua $Đ_{Ox}$

Hướng dẫn trả lời:

a) Gọi A(-3, 0) và B(0, 3) là hai điểm thuộc đường thẳng d

Ta có: d' là ảnh của đường thẳng d qua $Đ_{Oy}$ và d' đi qua A'(3, 0) và B(0, 3)

b) Ta có: Đường tròn (C) có tâm I(-1, -2) và R = 3

Mà đường tròn (C') là ảnh của đường tròn (C) qua $Đ_{Ox}$

Suy ra (C') có tâm I'(-1, 2) và R = 3. 

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d: x - y + 3 = 0 và đường tròn (C): $(x+1)^{2}+(y+2)^{2}=9$.

Vận dụng 1: Cho hai điểm A, B là vị trí của hai nhà máy nằm cùng một phía bờ sông là đường thẳng d. Tìm trên bờ sông một địa điểm M để xây dựng một trạm bơm sao cho tổng chiều dài đường ống dẫn nước từ trạm bơm về hai nhà máy là ngắn nhất (Hình 7). 

Tìm trên bờ sông một địa điểm M để xây dựng một trạm bơm sao cho tổng chiều dài đường ống dẫn nước từ trạm bơm về hai nhà máy là ngắn nhất (Hình 7).

Hướng dẫn trả lời:

Gọi A' là điểm đối xứng của A qua đường thẳng d

Suy ra: MA = MA'

Do đó: MA + MB = MA' + MB

△MA'B có: MA' + MB ≥ A'B (bất đẳng thức tam giác)

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi: MA' + MB = A'B ⇔ A', M, B thẳng hàng ⇔ M là giao điểm của A'B với đường thẳng d.

Vậy M là giao điểm của A'B với đường thẳng d thì MA + MB ngắn nhất. 

Tìm trên bờ sông một địa điểm M để xây dựng một trạm bơm sao cho tổng chiều dài đường ống dẫn nước từ trạm bơm về hai nhà máy là ngắn nhất

3. TRỤC ĐỐI XỨNG CỦA MỘT HÌNH 

Khám phá 3: Cho tam giác ABC cân tại A và M là trung điểm của BC. Tìm ảnh của tam giác ABC qua phép đối xứng trục AM.

Tìm ảnh của tam giác ABC qua phép đối xứng trục AM.

Hướng dẫn trả lời:

Ta có: A là ảnh của A qua phép đối xứng trục AM

Vì M là trung điểm của BC nên C là ảnh của B qua phép đối xứng trục AM; B là ảnh của C qua phép đối xứng trục AM.

Do đó: Tam giác ACB là ảnh của tam giác ABC qua phép đối xứng trục AM.

Thực hành 2: Tìm trục đối xứng của một hình thang cân ABCD có hai đáy là AB và CD. 

Hướng dẫn trả lời:

Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD

Ta có: B là ảnh của A qua trục MN

A là ảnh của B qua trục MN

D là ảnh của C qua trục MN

C là ảnh của D qua trục MN

Do đó: MN là trục đối xứng của hình thang cân ABCD.

Tìm trục đối xứng của một hình thang cân ABCD có hai đáy là AB và CD.

Vận dụng 2: Tìm trục đối xứng trong các hình ở Hình 10.

Tìm trục đối xứng trong các hình ở Hình 10.

Hướng dẫn trả lời:

Đường màu đỏ là trục đối xứng của các hình

 Tìm trục đối xứng trong các hình ở Hình 10.

BÀI TẬP 

1. Vẽ các hình sau đây vào giấy kẻ ô vuông và tìm ảnh của các hình đã cho qua phép đối xứng trục d. 

Vẽ các hình sau đây vào giấy kẻ ô vuông và tìm ảnh của các hình đã cho qua phép đối xứng trục d.

Hướng dẫn trả lời:

a) Vẽ các hình sau đây vào giấy kẻ ô vuông và tìm ảnh của các hình đã cho qua phép đối xứng trục d 

b) Vẽ các hình sau đây vào giấy kẻ ô vuông và tìm ảnh của các hình đã cho qua phép đối xứng trục d

c) Vẽ các hình sau đây vào giấy kẻ ô vuông và tìm ảnh của các hình đã cho qua phép đối xứng trục d

2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d có phương trình x - y = 0 và cho điểm $M(x_{0};y_{0})$. Tìm tọa độ điểm $M'=Đ_{d}(M)$

Hướng dẫn trả lời:

Gọi O(0, 0) và A (x, y=x) thuộc đường thẳng d: x - y = 0

Gọi M' là ảnh của M qua phép đối xứng trục d và phương trình đường thẳng MM': y = ax + b

Ta có: MM' vuông góc với d

Nên a.1 = -1, suy ra a = -1. Phương trình đường thẳng MM': y = -x + b

Do $M(x_{0},y_{0})$ thuộc MM' 

Ta có: $y_{0}=-x_{0}+b$ ⇒ $b=x_{0}+y_{0}$ Suy ra phương trình đường thẳng MM': $y=-x+(x_{0}+y_{0})$

Vì M' thuộc MM' nên $M'(x_{M'}; -x_{M'}+(x_{0}+y_{0}))$

Gọi I là giao điểm của MM' và đường thẳng d nên I là trung điểm của MM'

Ta tính được tọa độ điểm $I(\frac{x_{0}+y_{0}}{2};\frac{x_{0}+y_{0}}{2})$

Ta có: IM = IM'. Tính độ dài IM và IM' ta sẽ tính được $x_{M'}$ theo $x_{0}$ và $y_{0}$. Từ đó suy ra tọa độ của điểm M'.

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d có phương trình x - y = 0 và cho điểm M($x_{0}; y_{0}$). Tìm tọa độ điểm M' = $Đ_{d}(M)$.

3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(3; 2), B(4; -3) và M(-8; 5).

a) Tìm ảnh của A qua $Đ_{Ox}$ và ảnh của B qua $Đ_{Oy}$

b) Biết M là ảnh của N qua $Đ_{Oy}$. Xác định tọa độ của N.

Hướng dẫn trả lời:

a) A'(3; -2) là ảnh của A qua $Đ_{Ox}$ và B'(-4; -3) là ảnh của B qua $Đ_{Oy}$

b) M là ảnh của N qua $Đ_{Oy}$ nên tọa độ điểm N là (8; 5)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(3; 2), B(4; -3) và M(-8; 5).

4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): (x3)2+(y4)2=25 và đường thẳng Δ: 2x + 3y + 4 = 0.

a) Tìm ảnh của (C) và Δ qua phép đối xứng trục Ox.

b) Tìm ảnh của (C) và Δ qua phép đối xứng trục Oy.

c) Tìm ảnh của (C) và Δ qua phép đối xứng trục d: x - y - 3 = 0.

Hướng dẫn trả lời:

Đường tròn (C) có tâm I(3; 4) và bán kính R = 5

Đường thẳng  Δ: 2x + 3y + 4 = 0 đi qua A(0; 43) và B(-2; 0)

a) Ảnh của đường tròn (C) qua phép đối xứng Ox là đường tròn (C') tâm I'(3; -4), bán kính R = 5

Ảnh của Δ qua phép đối xứng trục Ox là Δ đi qua A'(0, 43) và B(-2, 0)

 Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): $(x-3)^{2}+(y-4)^{2}=25$ và đường thẳng $\Delta$: 2x + 3y + 4 = 0.

b) Ảnh của đường tròn (C) qua phép đối xứng Ox là đường tròn (C') tâm I'(-3; 4), bán kính R = 5

Ảnh của Δ qua phép đối xứng trục Ox là Δ đi qua A(0; 43) và B'(2, 0)

 Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): $(x-3)^{2}+(y-4)^{2}=25$ và đường thẳng $\Delta$: 2x + 3y + 4 = 0. 

c) Ảnh của đường tròn (C) qua phép đối xứng Ox là đường tròn (C') tâm I'(7, 0), bán kính R = 5

Ảnh của Δ qua phép đối xứng trục Ox là Δ đi qua A'(53; -3) và B'(3; -5)

 Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): $(x-3)^{2}+(y-4)^{2}=25$ và đường thẳng $\Delta$: 2x + 3y + 4 = 0.

5. Cho tam giác ABC với B và C cố định. Vẽ hai đường tròn có tâm lần lượt là B, C và đi qua A. Gọi D là giao điểm thứ hai của hai đường tròn nói trên (Hình 12). Khi A di động trên một đường tròn cố định (O) thì điểm D di động trên đường nào?

 Khi A di động trên một đường tròn cố định (O) thì điểm D di động trên đường nào?

Hướng dẫn trả lời:

Theo lí thuyết vị trí tương đối của hai đường tròn ta có: Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm.

Do đó: A đối xứng với D qua BC.

Vậy D thuộc đường tròn (O') là ảnh của đường tròn (O) chứa A qua phép đối xứng trục BC. 

6. Hai thành phố A, B nằm ở hai bên bờ của một con sông (Hình 13). Giả sử hai bờ sông là hai đường thẳng song song a, b. Tìm vị trí điểm M bên bờ a và N bên bờ b để xây dựng một chiếc cầu MN sao cho MN vuông góc với a, b và tổng khoảng cách AM + NB ngắn nhất.

Tìm vị trí điểm M bên bờ a và N bên bờ b để xây dựng một chiếc cầu MN sao cho MN vuông góc với a, b và tổng khoảng cách AM + NB ngắn nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Gọi A' là ảnh của A qua phép tịnh tiến vectơ $\vec{MN}$ (do hai bờ a, b cố định nên khoảng cách MN không đổi)

Do đó: AA'NM là hình bình hành (AA' // MN, AA' = MN)

Suy ra: AM = A'N nên AM + NB = A'N + NB

Tam giác A'NB: A'N + NB  A'B

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi A', N, B thẳng hàng hay N là giao điểm của A'B và b.

Vậy AM + NB ngắn nhất khi N là giao điểm của A'B và b.

7. Vận dụng phép đối xứng trục để vẽ nhanh bình hoa theo hướng dẫn trong Hình 14. 

- Gấp đôi một tờ giấy trắng A4 theo nếp gấp d. 

- Mở tờ giấy ra, ở một phía của nếp gấp d, nhỏ vài giọt màu nước có màu khác nhau làm hoa và một giọt màu đen làm bình hoa. 

- Gấp lại tờ giấy theo nếp gấp d, chà nhẹ để màu thấm đều sang hai bên.

- Mở tờ giấy ra, ta có một bình hoa đẹp.

Tìm trục đối xứng của hình vừa vẽ. 

Vận dụng phép đối xứng trục để vẽ nhanh bình hoa theo hướng dẫn trong Hình 14.

Hướng dẫn trả lời:

Trục đối xứng của hình vừa vẽ là nếp gấp d.

Tìm vị trí điểm M bên bờ a và N bên bờ b để xây dựng một chiếc cầu MN sao cho MN vuông góc với a, b và tổng khoảng cách AM + NB ngắn nhất.

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề Toán 11 chân trời mới bài 3 Phép đối xứng trục, giải chuyên đề Toán 11 sách chân trời Giải chuyên đề Toán 11 CTST mới bài 3 Phép đối xứng trục

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com