Giải chi tiết HĐTN 11 Cánh diều mới chủ đề 3 Hoàn thiện bản thân

Giải chủ đề 3 Hoàn thiện bản thân sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TÌM HIỂU - KHÁM PHÁ

Hoạt động 1. Khám phá nét riêng của bản thân

Câu hỏi 1. Chỉ ra một số nét riêng của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

  • Ngoại hình
  • Năng lực
  • Sở thích
  • Tính cách
  • ...

Câu hỏi 2. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tích cực học tập, tham gia các hoạt động chung để bộc lộ khả năng của bản thân
  • Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu dựa trên kết quả học tập, mức độ hoàn thành công việc, thái độ khi tham gia các hoạt động;
  • Tham khảo ý kiến đánh giá của thầy cô, bạn bè, người thân;
  • ...

Hoạt động 2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Câu hỏi 1. Xác định cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

  1. Xác định theo ngữ cảnh: Để có thể xác định được đâu là điểm yếu, điểm mạnh thì cần một ngữ cảnh cụ thể làm chuẩn. Có thể trong một tình huống, tố chất của bạn là điểm yếu nhưng nó lại là điểm mạnh ở ngữ cảnh khác. Vì thế, đừng hoang mang, mất phương hướng mà hãy nhìn nhận ưu, nhược điểm của bản thân ở một ngữ cảnh nhất định.
  2. Dùng các công cụ để tự đánh giá: Nếu bạn không thể tự mình đánh giá chính xác điểm yếu, điểm mạnh của bản thân thì có thể sử dụng các công cụ tự đánh giá. Một công cụ tương đối uy tín và phổ biến chính là khảo sát về giá trị trong hành động (Value in Action – VIA). Sử dụng công cụ này, điểm mạnh được các nhà nghiên cứu và tâm lý học xác định là những năng lực tích cực, giống như những đặc điểm để suy nghĩ, cảm nhận và hành xử theo những cách có lợi cho bản thân và người khác.
  3. Nhờ người ngoài đánh giá: Bạn có thể chọn ra một vài người quen, đủ tin tưởng và tiếp xúc nhiều trong cuộc sống, nhờ họ đánh giá giúp đâu là điểm yếu, điểm mạnh của bạn. Sau đó, tổng hợp ý kiến từ nhiều người để đưa ra kết quả phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn phải biết cách nhìn nhận vấn đề và có lập trường riêng của mình, tránh bị lung lay bởi quá nhiều ý kiến. 
  4. Tự đánh giá bản thân: Tự đánh giá bản thân cũng là một cách hữu hiệu. Bạn có thể nhìn nhận bản thân mình một cách trực diện nhất. Vì chỉ có bạn mới hiểu rõ được chính mình, hiểu được quá trình phát triển của bản thân ra sao. Đôi khi, bạn có thể nhận biết điểm mạnh, điểm yếu bằng cách đối chiếu với những người trong cùng một ngữ cảnh, ở xung quanh bạn. Tuy nhiên, đừng biến nó thành điều tiêu cực và mất niềm tin. Bạn phải biến nó thành động lực.

Câu hỏi 2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm của bản thânBiểu hiệnTác động
Điểm mạnhNhiệt tình tham gia công việc chung
  • Luôn tích cực tham gia các hoạt động học tập và hoạt động ngoại khóa
  • Chủ động hợp tác, giúp đỡ mọi người trong các hoạt động chung
  • Có nhiều cơ hội thể hiện khả năng của bản thân
  • Giúp đỡ, hỗ trợ được mọi người
  • Được thầy cô, bạn bè quý mến
Sáng tạo

Có khả năng tưởng tượng và thích khám phá, đưa ra những giải pháp mới mẻ và đột phá trong các vấn đề khó khăn.

  • Đưa ra được nhiều giải pháp cho các vấn đề
  • Giúp đỡ, hỗ trợ được mọi người xung quanh
Điểm yếuNóng vội
  • Nhiều khi nói nhưng chưa suy nghĩ kĩ
  • Luôn nộp bài ngay khi làm xong mà không kiểm tra lại
  • Kết quả học tập, công việc có thể không như mong đợi
  • Dễ phát sinh lỗi trong học tập và các nhiệm vụ khác
Nóng tínhDễ bị phản ứng quá mức trong các tình huống căng thẳng, và có thể gây ra mâu thuẫn hoặc đối xử không tốt với người khác
  • Làm mất lòng mọi người xung quanh
  • Mất cơ hội trong cuộc sống

Hoạt động 3. Xác định biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân

Câu hỏi 1. Sưu tầm và kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn trả lời:

  • Câu chuyện phấn đấu, nỗ lực của Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc: Ra đi với hai bàn tay trắng, phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống (phụ bếp, cào tuyết, viết báo…); khả năng tự học ngoại ngữ…
  • Câu chuyện về Thomas Edison: Thomas Edison được biết đến là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 19. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Edison đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trong cuộc đời. Khi còn là một đứa trẻ, Edison đã bị coi là kém thông minh và bị cấm học ở trường. Tuy nhiên, với niềm đam mê và nỗ lực không ngừng, Edison đã phát minh ra đèn điện và nhiều công nghệ tiên tiến khác, trở thành một trong những nhà khoa học và phát minh hàng đầu của thế kỷ 19.
  • Câu chuyện về J.K. Rowling: Trước khi trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế giới với bộ truyện Harry Potter, J.K. Rowling đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời. Sau khi ly hôn, Rowling bị đuổi việc và sống trong cảnh nghèo khó. Tuy nhiên, bằng nỗ lực và sự kiên trì, Rowling đã viết xong bộ truyện Harry Potter và tìm được nhà xuất bản, từ đó bước vào hành trình trở thành một trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới.

Câu hỏi 2. Chỉ ra những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn trả lời:

  • Chăm chỉ
  • Kiên trì
  • Không ngừng cố gắng vượt qua khó khăn
  • Suy nghĩ tích cực
  • ...

Câu hỏi 3. Chia sẻ những khó khăn trong việc nỗ lực hoàn thiện bản thân và đề xuất cách khắc phục

Hướng dẫn trả lời:

Một số khó khăn thường gặp khi nỗ lực hoàn thiện bản thân và cách khắc phục:

  • Thiếu động lực: Khi chúng ta không thấy được mục tiêu của mình hoặc không thấy được giá trị của những gì đang làm, sẽ dễ dàng mất đi động lực và năng lượng để tiếp tục nỗ lực hoàn thiện bản thân. Để khắc phục điều này, hãy tìm hiểu về giá trị và lợi ích của những gì đang làm, hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác để giúp bạn giữ vững động lực.
  • Sợ thất bại: Khi sợ thất bại, chúng ta có thể dễ dàng từ bỏ hoặc trì hoãn những việc cần làm để hoàn thiện bản thân. Để khắc phục điều này, hãy thay đổi cách nhìn nhận về thất bại và xem nó như là một bước tiến mới để học hỏi và cải thiện bản thân.
  • Thiếu kiên trì: Việc hoàn thiện bản thân đòi hỏi sự kiên trì và nhất quán, tuy nhiên, khi chúng ta không nhìn thấy sự tiến bộ ngay lập tức, sẽ dễ dàng mất đi lòng kiên trì. Để khắc phục điều này, hãy tạo ra một kế hoạch rõ ràng và phân tích những tiến bộ nhỏ trên con đường đó để giúp bạn giữ vững lòng kiên trì.
  • Thiếu tự tin: Khi thiếu tự tin, chúng ta có thể dễ dàng tự giới hạn và không dám thử những điều mới. Để khắc phục điều này, hãy tập trung vào những điều mà bạn làm tốt và tự tin vào khả năng của mình, hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ và khuyến khích từ người khác để tăng cường sự tự tin.

THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP

Hoạt động 4. Thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân

Câu hỏi 1. Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

  • Lựa chọn đặc điểm riêng của bản thân mà em thấy đặc biệt nhất hoặc khiến em thấy đặc biệt nhất hoặc khiến em tự hào
  • Lựa chọn hình thức thể hiện đặc điểm riêng của bản thân: vẽ tranh, hát, múa, thuyết trình, đóng kịch
  • Thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân bằng hình thức đã chọn

Câu hỏi 2. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát các bạn thể hiện đặc điểm riêng của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Nhìn chung, khi quan sát các bạn thể hiện đặc điểm riêng của bản thân, em cảm thấy rất ấn tượng. Mỗi người đều có những nét đặc trưng riêng và cách thể hiện của họ rất độc đáo và đáng quý. Em cảm thấy rất vui khi thấy những bạn có tài năng và kỹ năng đặc biệt, những đặc điểm này giúp họ thành công trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho xã hội.

Câu hỏi 3. Chia sẻ cách thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hằng ngày

Hướng dẫn trả lời:

  • Chấp nhận và yêu thương bản thân
  • Tập trung vào những mặt tích cực của bản thân
  • Không sợ bày tỏ quan điểm của mình
  • Học hỏi và phát triển bản thân
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè

Hoạt động 5. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Câu hỏi 1. Thảo luận về những thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập, cuộc sống của em.

Hướng dẫn trả lời:

Trong học tập:

  • Thay đổi cách học, môi trường học
  • Học thêm khóa học mới
  • Thay đổi trong định hướng học tập
  • ...

Trong cuộc sống:

  • Thay đổi nơi sống
  • Xuất hiện biến cố trong gia đình
  • Có những quy định mới trong cộng đồng
  • Những thay đổi trong mối quan hệ bạn bè (kết bạn mới, mâu thuẫn,...)
  • Nảy sinh tình yêu
  • ...

Câu hỏi 2. Đề xuất cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Hướng dẫn trả lời:

  • Xác định được điều cần thay đổi ở bản thân: những điểm mạnh nào nên được phát huy nhiều hơn, điểm yếu nào cần rèn luyện để cải thiện.
  • Bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ nhất
  • Suy nghĩ lạc quan, tích cực
  • Tự động viên, khích lệ chính mình

Câu hỏi 3. Chia sẻ cách em đã làm để điều chỉnh bản thân dựa trên việc phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để thích ứng với sự thay đổi

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống

Điểm mạnh, điểm yếu có thể điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi

Cách điều chỉnh
Em tham gia lớp học trực tuyếnĐiểm mạnh: Khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốtPhát huy: Chia sẻ, hướng dẫn các bạn chưa sử dụng công nghệ thông tin thành thạo trong học tập; chủ động học hỏi các ứng dụng và phần mềm hỗ trợ học tập từ giáo viên, bạn bè, mạng xã hội,...
Điểm yếu: Dễ mất tập trung vào bài họcĐiều chỉnh: Chuẩn bị chỗ ngồi học ít có yếu tố gây xao lãng; chủ động tắt các thông báo và các biểu tượng của những trang mạng xã hội không liên quan tới bài học; xoá ngay các biểu tượng quang cáo khi chúng xuất hiện,...

Hoạt động 6. Nỗ lực hoàn thiện bản thân

Câu hỏi 1. Xác định mục tiêu phấn đấu và thực hiện những việc làm cụ thể, nỗ lực hoàn thiện bản thân theo mục tiêu đã đặt ra

Hướng dẫn trả lời:

Hoàng xác định mục tiêu tự tin trước đám đông, cải thiện sự nhút nhát của bản thân bằng cách tham gia câu lạc bộ thuyết trình để có cơ hội luyện tập trình bày. chia sẻ trước đám đông. Ở nhà, Hoàng chủ động tập thuyết trình các chủ để da dạng đã được trao đổi ở câu lạc bộ. Ở lớp, Hoàng mạnh dạn xung phong lên thuyết trình bài tập của nhóm.

Câu hỏi 2. Chia sẻ những việc em đã làm để nỗ lực vượt qua khó khăn và thách thức nhằm hoàn thiện bản thân và kết quả 

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ:

  • Em thường xuyên dành một khoảng thời gian cụ thể để học tập và đọc sách nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Em cũng tham gia các khóa học trực tuyến hoặc tại trường để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.
  • Em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập và dự án một cách tốt nhất có thể để nâng cao trình độ và kỹ năng của mình. Em cũng thường xuyên đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng dự án và thực hiện các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
  • Khi gặp khó khăn và thách thức trong việc hoàn thiện bản thân, em luôn tìm kiếm những nguồn cảm hứng từ người thành công và những người có kinh nghiệm. Em đọc sách và bài viết của họ, xem các video trên YouTube hoặc tham gia các buổi chia sẻ kinh nghiệm.

Câu hỏi 3. Nêu cảm xúc và suy nghĩ về những nỗ lực hoàn thiện bản thân của em và các bạn

Hướng dẫn trả lời:

Em tin rằng việc nỗ lực hoàn thiện bản thân là chìa khóa để chúng ta có thể trưởng thành và phát triển trong cuộc sống. Tuy nhiên, em cũng thấy rất xót xa khi thấy mọi người gặp phải những thất bại và thử thách trong quá trình hoàn thiện bản thân. Nhưng em hiểu rằng, những thất bại và thử thách đó là một phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải học hỏi từ những sai lầm và tiếp tục cố gắng.

VẬN DỤNG - MỞ RỘNG

Hoạt động 7. Chủ động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Câu hỏi 1. Đề xuất ý tưởng truyền cảm hứng để thu hút các bạn cùng tham gia hoạt động hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn trả lời:

  • Thành lập và tham gia các câu lạc bộ kĩ năng sống
  • Tổ chức diễn đàn về việc hoàn thiện và phát triển bản thân
  • Thực hiện các thử thách hình thành thói quen tích cực
  • Truyền thông về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân
  • ...

Câu hỏi 2. Thực hiện thử thách "Cùng nỗ lực, cùng thay đổi"

Hướng dẫn trả lời:

- Rủ các bạn cùng tham gia 

  • Thành lập và tham gia các câu lạc bộ kĩ năng sống

-> Theo dõi sự thay đổi của bản thân và mọi người

Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm xúc của em và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Thiết lập một cộng đồng phấn đấu hoàn thiện bản thân có thể đem lại nhiều thuận lợi. Nó giúp chúng ta tìm thấy sự động viên và hỗ trợ từ những người cùng chí hướng, đồng thời cũng tạo ra một môi trường khuyến khích để chúng ta tiếp tục nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn khi thực hiện hoạt động này, chẳng hạn như khó khăn trong việc tìm kiếm người cùng chí hướng, khó khăn trong việc duy trì một môi trường tích cực, động viên và hỗ trợ lẫn nhau khi mọi người đang gặp khó khăn.

Để giải quyết những khó khăn này, chúng ta có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, tham gia vào các cộng đồng trực tuyến hoặc các câu lạc bộ hoạt động trong cộng đồng. Chúng ta cũng có thể tìm kiếm người cùng chí hướng thông qua những hoạt động xã hội và những sự kiện chung.

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 11 CD chủ đề 3 Hoàn thiện bản thân , giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều chủ đề 3 Hoàn thiện bản thân, giải sách giáo khoa HĐTN 11 cánh diều chủ đề 3 Hoàn thiện bản thân

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com