[toc:ul]
1.1. Chia sẻ các cách tìm kiếm thông tin về các trường đào tạo nghề
Có một số cách để tìm kiếm thông tin về các trường đào tạo nghề như: thu thập tài liệu về các trường; trao đổi với mọi người xung quanh để có thêm thông tin; tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp; tham quan, trải nghiệm tại các trường đào tạo nghề.
1.2. Xác định những trường đào tạo nghề có liên quan việc học tập hướng nghiệp của bản thân
Để xác định được những trường đào tạo nghề có liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân, mỗi HS cần xác định được nhóm nghề dự định lựa chọn; các môn học liên quan đến nghề dự định lựa chọn; những trường đào tạo nghề trong và ngoài nước liên quan sao cho phù hợp với năng lực của bản thân.
1.3. Chia sẻ lựa chọn của bản thân về những cơ sở đào tạo ngành, nghề có liên quan việc học tập hướng nghiệp của mình
Càng có nhiều thông tin về các cơ sở đào tạo ngành, nghề giúp các em lựa chọn được trường phù hợp với dự định nghề nghiệp và năng lực học tập của bản thân.
2.1. Xác định thông tin cơ bản cần tìm hiểu về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân lựa chọn
Những thông tin cơ bản mà HS có thể tìm hiểu và thu thập thông tin về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân lựa chọn là: Tên trường; Địa điểm, các cơ sở đào tạo; Lịch sử của trường; Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi; Hệ thống ngành nghề đào tạo; Đội ngũ giảng viên; Hình thức tuyển sinh; Môi trường học tập; Học phí; ...
2.2. Trình bày thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đã tìm hiểu
Việc tìm hiểu thông tin về các cơ sở đào tạo ngành, nghề có liên quan việc học tập hướng nghiệp của bản thân.
3.1. Xác định nội dung tham vấn về dự kiến ngành, nghề lựa chọn
Tùy theo từng người tham vấn mà HS có thể hỏi thêm thông tin về các trường đào tạo nghề liên quan đến nghề nghiệp đã được xác định.
3.2. Thực hiện tham vấn về dự kiến ngành, nghề lựa chọn của em
Tham vấn ý kiến của mọi người xung quanh về ngành, nghề lựa chọn giúp chúng ta có thêm thông tin và cái nhìn đúng đắn hơn về bản thân và quyết định quan trọng này.
3.3. Chia sẻ kết quả tham vấn về dự kiến ngành, nghề mà em lựa chọn
Tham vấn về dự kiến ngành, nghề mà em lựa chọn thực hiện theo hình thức cá nhân hoặc nhóm để giúp các em giải đáp những băn khoăn, vướng mắc và nhận diện sở thích, năng lực của bản thân phù hợp với nghề nghiệp dự định. Chúng ta có thể tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh để đưa ra sự lựa chọn phù hợp với dự định nghề nghiệp.
4.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề
Mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Vì thế, HS cần xác định cụ thể để kịp thời điều chỉnh bản thân, định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
4.2. Đánh giá sự phù hợp giữa phẩm chất, năng lực của bản thân đối với nhóm nghề, nghề lựa chọn
Đối với từng nhóm nghề, nghề khác nhau có yêu cầu phẩm chất, năng lực khác. Điều này đòi hỏi HS cần thực hiện đánh giá sự phù hợp về phẩm chất, năng lực của bản thân với nghề đã chọn thật cẩn thận và hợp lí.
4.3. Chia sẻ kết quả đánh giá
Để đánh giá sự phù hợp của bản thân với các nhóm nghề, các em cần hiểu rõ về bản thân mình. Muốn vậy, các em cần tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm và tìm hiểu nghề nghiệp khác nhau, có thể làm các trắc nghiệm hướng nghiệp và tham khảo ý kiến của chuyên gia tham vấn, thầy cô, bạn bè và gia đình để hiểu rõ hơn phẩm chất, năng lực của mình và có thêm thông tin về nhóm nghề dự định lựa chọn.
5.1. Xây dựng Cẩm nang lựa chọn nghề nghiệp
- Tổng hợp thông tin các trường đào tạo nghề, trường trung cấp, cao đẳng đại học liên quan đến định hướng nghề nghiệp
- Tổng hợp những vấn đề cần tham vấn về định hướng nghề và các ý kiến tham vấn cụ thể đã thu được.
- ...
5.2. Chia sẻ Cẩm nang với các bạn để cùng chủ động lựa chọn nghề nghiệp
Mỗi HS cần xây dựng cho mình một cuốn Cẩm nang nghề nghiệp để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh bản thân phù hợp với dự định nghề nghiệp đã chọn.