Soạn siêu ngắn Hoạt động trải nghiệm 11 Cánh diều chủ đề 2: Quản lí bản thân ( Phần 1)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 bộ sách cánh diều chủ đề 2: Quản lí bản thân ( Phần 1). Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

CHỦ ĐỀ 2 QUẢN LÍ BẢN THÂN

Hoạt động 1. Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp

Câu 1: Xác định cảm xúc của em trong các tình huống giao tiếp khác nhau và cách ứng xử hợp lí trong các tình huống ấy

Hướng dẫn trả lời:

Cảm xúc

Tình huống làm nảy sinh cảm xúc

Cách ứng xử hợp lí

Vui vẻ

Thầy cô ghi nhận những tiến bộ trong học tập

  • Vui vẻ

  • Tự hào về bản thân

  • Nói lời cảm ơn

Tức giận

Nhóm bạn trêu em và cười ầm lên

  • Giữ bình tĩnh

  • Nói rõ rằng mình không thích

  • Đi ra chỗ khác

Bất ngờ

Cả nhà tổ chức sinh nhật bất ngờ cho em

  • Vui vẻ, hạnh phúc

  • Nói lời cảm ơn

Buồn bã

Bài kiểm tra điểm thấp

  • Giữ bình tĩnh

  • Tự nhủ phải cố gắng hơn

Câu 2: Trao đổi về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp

Hướng dẫn trả lời:

  • Nhận diện đúng cảm xúc, xác định cách ứng xử hợp lý

  • Giữ thái độ bình tĩnh, tự tin

  • Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc và hành vi của họ

  • Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, hành động đúng mực.

  • Cố gắng tìm ra điều tích cực 

  • Cẩn trọng     khi nóng giận

  • Tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân.

  • Thường xuyên xem xét cảm xúc của mình để tự điều chỉnh.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè

Câu 1: Thảo luận về các tình huống sau:

Tình huống 1: Ngọc và Tuấn cùng trong một nhóm bạn thân. Tuấn là cán bộ lớp nên giờ sinh hoạt được cô giáo giao nhiệm vụ tổng kết các hoạt động thi đua trong tuần. Tuấn có nhắc nhở một số bạn tuần vừa rồi chưa thực hiện nghiêm túc quy định mặc đồng phục của trường, trong đó có Ngọc. Ngọc rất bức xúc vì cho rằng bạn bè không biết bảo vệ, bênh vực nhau nên nhất quyết đòi các bạn cho Tuấn ra khỏi nhóm.

Tình huống 2: Bảo đăng lên mạng xã hội một tấm hình chụp từ đằng sau cùng lời lẽ chê bai ngoại hình và kết quả học tập của Dương. Dương rất sốc, tức giận, buồn và oà khóc. Sau đó. Dương bình tĩnh lại và quyết định không đôi co trên mạng xã hội khiến mọi việc căng thẳng hơn. Dương nhắn riêng cho Bảo để trao đổi thắng thắn và đề nghị cùng nhau giải quyết vấn đề.

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Ngọc chưa thể hiện được khả năng làm chủ và kiểm soát với bản thân và mối quan hệ với bạn bè.  Tuấn đã thể hiện được khả năng làm chủ bản thân và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè. Ngọc đã tỏ ra quá khích và đòi các bạn đồng minh cùng mình. Điều này cho thấy Ngọc không có khả năng kiểm soát được cảm xúc và đưa ra quyết định và hành động một cách hợp lý trong mối quan hệ với bạn bè.

Tình huống 2: Trong tình huống này, nhân vật chưa thể hiện khả năng làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè là Bảo. Hành động của Bảo đã xúc phạm đến danh dự và tự hình ảnh của Dương, khiến Dương cảm thấy tổn thương, sốc và buồn bã. Trong khi đó, Dương đã bình tĩnh lại và quyết định không đôi co trên mạng xã hội, thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc và tinh thần mạnh mẽ. Dương có khả năng giữ và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè một cách hợp lý và hòa nhã, trong khi Bảo chưa thể hiện được khả năng này.

Câu 2: Xác định biểu hiện của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè

Hướng dẫn trả lời:

Ở trường

Qua mạng xã hội

  • Chủ động kết bạn, chia sẻ, giúp đỡ các bạn

  • Hiểu và tin tưởng bạn bè

  • Biết từ chối với những đề nghị làm việc xấu từ bạn bè

  • Biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình đúng mực

  • Thái độ bình tĩnh, tự tin

  • Không tùy tiện kết bạn với người lạ

  • Chỉ chia sẻ thông tin, bình luận tích cực

  • Không chia sẻ những thông tin  không có căn cứ 

  • Chủ động trò chuyện, trao đổi với các bạn

Câu 3: Chia sẻ những khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội và đề xuất biện pháp khắc phục

Hướng dẫn trả lời:

Khó khăn:

  • Bạn bè có thể gây ra áp lực để bạn phải làm điều gì đó hoặc chấp nhận hành vi không tốt. 

  • Sự khác biệt về quan điểm và giá trị: Bạn bè có thể có quan điểm và giá trị khác với bạn, dễ dẫn đến mâu thuẫn và xung đột.

  • Việc giao tiếp trong những tình huống khó khăn hoặc xung đột.

Biện pháp khắc phục:

  • Hiểu rõ về bản thân, giá trị và quan điểm của mình.

  • Nếu bạn bè đưa ra các yêu cầu không phù hợp hãy dũng cảm từ chối và giải thích rõ lý do.

  • Tìm kiếm những người bạn có giá trị và quan điểm tương đồng .

  • Sử dụng các công cụ kiểm soát mạng xã hội: giúp bạn giữ được quyền riêng tư và kiểm soát được thông tin mình chia sẻ trên mạng.

  • Nâng cao kỹ năng giao tiếp để có thể giải quyết xung đột và tránh  hành vi không tốt của bạn bè.

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 CD chủ đề 2: Quản lí bản thân ( Phần 1), giải sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net