Câu 1: Trình bày cách em tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình hiện tại
Hướng dẫn trả lời:
Lập danh sách các công việc.
Xác định việc làm quan trọng
Đánh dấu những việc gấp.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên p.
Câu 2: Nhận diện những điểm chưa hợp lí và điều chỉnh, sắp xếp lại công việc trong gia đình em một cách hợp lí hơn
Hướng dẫn trả lời:
Đặt thứ tự ưu tiên cho các công việc
Quản lý thời gian hiệu quả .
Phân chia công việc phù hợp
Luôn quan tâm và ưu tiên việc chăm sóc, giúp đỡ mọi người trong gia đình
...
Câu 3: Chia sẻ kết quả với các bạn và khuyến khích mọi người cùng thực hiện
Hướng dẫn trả lời:
Dậy sớm làm phụ mẹ việc nhà. Mẹ thấy rất vui
Câu 1: Thảo luận về các bước lập kế hoạch chi tiêu
Hướng dẫn trả lời:
Bước 1: Mô tả tình hình tài chính hiện tại (số tiền đang có)
Bước 2: Xác định những khoản cần chi tiêu
Bước 3: Tính toán việc chi tiêu cụ thể
Bước 4: Rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch chỉ tiêu để bảo đảm sự hợp lý
Câu 2: Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình và tiết kiệm tài chính
Hướng dẫn trả lời:
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình có 4 người, thu nhập 24 triệu đồng/tháng
1. Thu nhập của gia đình 1 tháng | 24.000.000 |
2. Chi tiêu |
|
Tiền ăn uống | 5.000.000 |
Tiền nhà | 0 |
Tiền điện, nước, điện thoại, internet | 1.200.000 |
Tiền vật dụng thiết yếu (bột giặt, sữa tắm, dầu ăn, hạt nêm,...) | 500.000 |
Tiền học 2 con | 5.000.000 |
Tiền đi lại | 800.000 |
Chi phí khác (giải trí, quần áo, quà tặng,…) | 3.000.000 |
Tổng chi: | 15.500.000 |
3. Tiết kiệm | 8.500.000 |
Câu 3: Chia sẻ về kế hoạch chi tiêu đã lập
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh chia sẻ cảm nhận, khó khăn, thuận lợi trong quá trình lập kế hoạch và kết quả khi thực hiện kế hoạch đã lập.
Câu 4: Nhận xét về kế hoạch chi tiêu của các bạn
Hướng dẫn trả lời:
Kế hoạch chi tiêu của các bạn rất hợp lí và khoa học
Câu 1: Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã lập và chia sẻ kết quả
Hướng dẫn trả lời:
- Học sinh thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã lên và chia sẻ:
+ Thuận lợi: Thực hiện chi tiêu hợp lí, đồng nhất…
+ Khó khăn: Có nhiều chi phí phát sinh, chi phí không kiểm soát…
+ Điểm hợp lí: Cách chi tiêu.
+ Điểm chưa hợp lí: Bổ sung thêm các đầu chi tiêu…
+ Cách khắc phục: hoàn thiện những vấn đề gặp khó khăn.
Câu 2: Hoàn thiện kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh dựa vào những điều chưa hợp lí, cải thiện và hoàn thiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Câu 3: Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã hoàn thiện
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh dựa vào phần kế hoạch cá nhân đã chỉnh sửa để thực hiện.
Câu 4: Tự đánh giá việc thực hiện và trao đổi kinh nghiệm với các bạn
Hướng dẫn trả lời:
Đánh giá và trao đổi kinh nghiệm với người thân, bạn bè để bản kế hoạch tốt hơn.
Câu 1: Đề xuất một ý tưởng em muốn thực hiện khi trở thành người chủ gia đình trong tương lai nhằm:
Giúp thành viên gia đình luôn gắn kết, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau
Góp phần hóa giải mâu thuẫn trong gia đình
Khuyến khích các thành viên tham gia hoạt động lao động của gia đình
Tạo điều kiện cho các thành viên sắp xếp công việc gia đình hợp lí, khoa học
Thực hiện phương án, kế hoạch chi tiêu hợp lí, tiết kiệm tài chính cho gia đình
Hướng dẫn trả lời:
Em muốn tổ chức một buổi họp gia đình hàng tháng. Các buổi họp này sẽ được tổ chức định kỳ vào cùng một ngày và giờ trong tháng, để mọi người đều có thể sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí.
Các thành viên sẽ cùng thảo luận về, bao gồm kế hoạch chi tiêu, hoạt động của gia đình, những khó khăn và mâu thuẫn trong gia đình. Cùng nhau tìm ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề này .
Ngoài ra, buổi họp gia đình còn là nơi để các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau thể hiện sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Điều này giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy rằng mình được quan tâm và được nghe.
Câu 2: Thuyết trình về ý tưởng của mình và nêu nhận xét về ý tưởng của các bạn
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh dựa vào ý tưởng ở câu hỏi 1, tự tin trình bày.
Lắng nghe và nhận xét về ý tưởng của các bạn.
1. Nêu được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đối với người thân trong gia đình.
2. Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đối với người thân trong gia đình bằng hành động cụ thể.
3. Xác định được các bước cần thiết để hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
4. Thực hành được cách thức hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
5. Thể hiện được tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.
6. Trình bày được những việc cần làm để tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình và tự tin thực hiện các công việc đó.
7. Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp, tiết kiệm tài chính cho gia đình.
8. Hoàn thiện và thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tự đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề theo từng mức độ: Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.