Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 Cánh diều chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 cánh diều chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

1.1. Tự đánh giá mức độ quan tâm của em đến người thân trong gia đình

Tự đánh giá được mức độ quan tâm của bản thân đến người thân trong gia đình giúp chúng ta có thể nhìn lại những việc làm của mình đã phù hợp chưa và có những điều chỉnh công việc hợp lí hơn.

1.2. Trao đổi về những hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

Để mỗi gia đình đều trở thành một tổ ấm, mọi thành viên cần luôn quan tâm, chăm sóc nhau thông qua những việc làm, hành động hằng ngày.

1.3. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân

Mỗi chúng ta đều mong muốn được người khác, đặc biệt là người thân, quan tâm, chăm sóc. Vì vậy, bản thân mình cũng cần biết cách quan tâm, chăm sóc đến mọi người trong gia đình để duy trì tình cảm ấm áp và sự gắn kết giữa các thành viên.

2. Tìm hiểu về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

2.1. Chia sẻ các tình huống em đã trải qua về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Mỗi gia đình được xem là một cộng đồng thu nhỏ, với các mối quan hệ đa dạng, vì vậy mâu thuẫn, xung đột cũng là một phần trong đời sống gia đình. Tuy nhiên nếu thường xuyên có mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí và sự đoàn kết trong gia đình.

2.2. Tìm hiểu cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

- Khi mâu thuẫn, xung đột xảy ra, chúng ta không nên né tránh mà cần tìm cách giải quyết tích cực, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan và hòa khí trong gia đình.

- Mỗi một loại tình huống sẽ cần cách giải quyết tương ứng. Là HS, mỗi chúng ta đều có thể góp phần cùng các thành viên gia đình hóa giải những mâu thuẫn, xung đột đó.

3. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

3.1. Đóng vai thể hiện hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân thông qua hoạt động đóng vai và trong cuộc sống hằng ngày

Sự quan tâm, chăm sóc người thân cần được thể hiện bằng hành động cụ thể, gần gũi và thực hiện hằng ngày, vì không phải người thân chỉ quan tâm lúc họ đau ốm.

3.2. Ghi chép lại những việc em làm được trong một tuần để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến những người thân trong gia đình mình và chia sẻ kết quả với các bạn

Hành động quan tâm, chăm sóc nên đi kèm với thái độ và lời nói phù hợp tương ứng (nhẹ nhàng, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu) để mang lại hạnh phúc và sự hài lòng cho các thành viên gia đình.

4. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

4.1. Xây dựng các tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Xây dựng được các tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột gia đình là cách để HS nhận biết, lường trước được những trường hợp xảy ra trong mối quan hệ gia đình.

4.2. Thực hành giải quyết tình huống để luyện tập cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Mâu thuẫn, xung đột trong gia đình cần được nhận diện và tìm cách hóa giải càng sớm càng tốt, để tránh xảy ra hệ quả tiêu cực tới cảm xúc, hành vi của mọi người trong gia đình.

4.3. Chia sẻ cảm nhận của em về những cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột được thể hiện trong các tình huống

Dù còn nhỏ, mỗi chúng ta cần tham gia ở mức độ phù hợp vào việc hóa giải, xử lí mâu thuẫn, xung đột trong gia đình để góp phần giữ gìn bầu không khí vui vẻ, đầm ấm của gia đình.

5. Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

5.1. Trao đổi về biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình là biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.

5.2. Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Việc tham gia lao động trong gia đình sẽ giúp chúng ta rèn luyện được nhiều kĩ năng hữu ích, trưởng thành hơn và thấu hiểu được những lo toan, vất vả của người thân

6. Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình

6.1. Trình bày cách em tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình hiện tại

Nhận diện được cách tổ chức, sắp xếp công việc của bản thân thường xuyên sẽ giúp mỗi thành viên nhìn ra được những điểm chưa hợp lí để điều chỉnh sao cho phù hợp hơn.

6.2. Nhận diện những điểm chưa hợp lí và điều chỉnh, sắp xếp lại công việc trong gia đình em một cách hợp lí hơn

Khi nhận diện được những điểm chưa phù hợp, mỗi người trong gia đình cần điều chỉnh, sắp xếp lại công việc, thời gian thực hiện một cách hợp lí hơn để đảm bảo nhịp sống của gia đình.

6.3. Chia sẻ kết quả với cách bạn và khuyến khích mọi người cùng thực hiện

Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình không chỉ giúp chúng ta thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn, mà còn giúp rèn luyện các kĩ năng lao động, quản lí thời gian, hợp tác, thương lượng,...

7. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình

7.1. Thảo luận về các bước lập kế hoạch chi tiêu

Cần thực hiện theo các bước để xác định và xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp hơn.

7.2. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình và tiết kiệm tài chính

Căn cứ vào thu nhập gia đình để chúng ta xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí nhất. Từ đó, chúng ta thực hiện được khoản tiết kiệm tài chính cho gia đình, tránh những khoản chi tiêu không cần thiết.

7.3. Nhận xét về kế hoạch chi tiêu của các bạn

Mặc dù chưa chính thức làm ra thu nhập, song chúng ta có thể luyện tập việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân để làm quen dần với công việc này. Một kế hoạch chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta quản lí tài chính cá nhân hiệu quả, tiết kiệm cho bản thân và gia đình.

8. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

8.1. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã lập và chia sẻ kết quả

Để có thể quản lí chi tiêu cá nhân hiệu quả, cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch tài chính đã lập. Nếu kế hoạch khi thực hiện có điểm chưa phù hợp với thực tế, cần điều chỉnh và tiếp tục thực hiện.

8.2. Hoàn thiện kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí

Đôi khi chúng ta dễ dàng bị phân tán chú ý hoặc dao động trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu. Lúc đó, cần vận dụng kĩ năng kiên định để có thể làm tốt mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch của mình.

8.3. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã hoàn thiện và tự đánh giá kết quả

Việc học hỏi kinh nghiệm thực hiện kế hoạch chi tiêu của người khác có thể giúp chúng ta tránh được những sai sót và tự điều chỉnh kế hoạch của bản thân hợp lí hơn.

9. Trở thành người chủ gia đình tương lai

9.1. Đề xuất một ý tưởng em muốn thực hiện khi trở thành người chủ gia đình trong tương lai

Trong tương lai, mỗi người đều có một gia đình riêng, vì vậy có sự chuẩn bị những việc muốn làm cũng là cách tốt để sắp xếp cuộc sống gia đình trong tương lai hợp lí hơn.

9.2. Thuyết trình về ý tưởng của mình và nêu nhận xét về ý tưởng của các bạn

Mỗi chúng ta đều trở thành người chủ gia đình mình sau này nên bản thân cần chuẩn bị trước hành trang để làm tốt nhất công việc đó.

Tìm kiếm google: Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 cánh diều chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình, giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 sách CD, giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 11 cánh diều chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net