Giải chi tiết HĐTN 11 Cánh diều mới chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình

Giải chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TÌM HIỂU - KHÁM PHÁ

Hoạt động 1. Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

Câu hỏi 1. Tự đánh giá mức độ quan tâm của em đến người thân trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Tự đánh giá bằng cách trả lời câu hỏi:

  • Em có thể kể tên những công việc bố mẹ thường làm vào cuối tuần không?
  • Em có biết món ăn yêu thích của anh/chị/em mình không?
  • Em có thể nêu được sở thích lúc rảnh rỗi của bố hoặc mẹ không?
  • Em có biết hằng ngày bố mẹ làm những công việc nào trước khi đi làm và sau khi đi làm về không?
  • Em có nhớ lần gần nhất mình đến thăm ông bà nội/ngoại là khi nào không?
  • Em có nhớ được lần gần đây nhất mình tặng quà cho bố mẹ hoặc ông bà là nhân dịp gì không?
  • ...

Dựa trên câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này, bạn có thể đánh giá được mức độ quan tâm của mình đối với người thân trong gia đình.

Câu hỏi 2. Trao đổi về những hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

Hướng dẫn trả lời:

  • Cùng tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí
  • Chia sẻ niềm vui với người thân
  • Động viên, an ủi khi người thân có chuyện buồn
  • Chăm sóc người thân khi đau ốm
  • Chia sẻ công việc trong gia đình
  • .....

Câu hỏi 3. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân

Hướng dẫn trả lời:

  • Chăm sóc bố, mẹ lúc bố mẹ ốm
  • Mua quà tặng sinh nhật cho thành viên trong gia đình
  • Chia sẻ niềm vui với bố mẹ
  • Giúp mẹ nấu ăn, làm việc nhà
  • ...

Hoạt động 2. Tìm hiểu về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Câu hỏi 1. Chia sẻ các tình huống em từng trải qua (hoặc chứng kiến) về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ: Bố và mẹ em cãi nhau vì hôm qua bố đi uống rượu 2h sáng mới về.

Câu hỏi 2. Tìm hiểu cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:

  • Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ
  • Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột
  • Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình
  • Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác
  • Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp
  • Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn
  • ...

Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:

  • Không dùng ngôn từ nặng nề
  • Không nên nhắc lại những xung đột đã qua
  • Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột
  • Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh
  • ...

THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP

Hoạt động 3. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân

Câu hỏi 1. Đóng vai thể hiện những hành động quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong các tình huống

Tình huống 1: Người thân trong gia đình có chuyện vui

Tình huống 2: Thành viên gia đình gặp khó khăn hoặc chuyện buồn

Tình huống 3: Người thân trong gia đình bị ốm

Tình huống 4: Quan tâm đến những sở thích, mong muốn của người thân

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: gửi lời chúc mừng chân thành và chia sẻ niềm vui với người thân của mình

Tình huống 2: an ủi thành viên đó, tìm cách để giúp đỡ

Tình huống 3: hỏi thăm, động viên và chúc người thân mau khỏe

Tình huống 4: Hãy hỗ trợ và tạo điều kiện cho người thân của mình thực hiện những sở thích và mong muốn của họ. Ví dụ như mua cho họ các dụng cụ cần thiết, đưa họ đến những địa điểm hoặc sự kiện liên quan đến sở thích của họ.

Câu hỏi 2. Ghi chép lại những việc em làm được trong một tuần để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến những người thân trong gia đình mình và chia sẻ kết quả với các bạn. 

Hướng dẫn trả lời:

  • Chăm sóc bố mẹ ốm
  • Chia sẻ niềm vui với bố mẹ
  • An ủi khi em gái bị điểm thấp
  • ....

Hoạt động 4. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Câu hỏi 1. Xây dựng các tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

  • Xung đột ý kiến khi cha mẹ muốn can thiệp vào quan hệ bạn bẻ của con.
  • Bất đồng quan điểm giữa cha mẹ và các con về việc con dành thời gian tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá của nhà trường và cộng đồng.
  • Mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình về định hướng nghề nghiệp của con.
  • ...

Câu hỏi 2. Thực hành giải quyết tình huống để luyện tập cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

  • Khi xung đột ý kiến thì không tranh cãi mà đợi từng người mới noi rồi giải thích, giữ gìn bình tĩnh để tránh gây gổ cãi vã....

Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm nhận của em về những cách thức hóa giải mâu thuẫn, xung đột được thể hiện trong các tình huống

Hướng dẫn trả lời:

Trong một số tình huống mâu thuẫn, xung đột, việc trao đổi quan điểm và thảo luận với nhau có thể giúp giải quyết mâu thuẫn và đưa ra giải pháp hợp lý. Em cảm thấy việc trao đổi thẳng thắn và lắng nghe những quan điểm của đối phương là rất quan trọng trong việc hóa giải mâu thuẫn.

Hoạt động 5. Tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Câu hỏi 1. Trao đổi về biểu hiện của sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

  • Chủ động tham gia làm việc nhà
  • Luôn cẩn thận khi thực hiện công việc để tránh sai, hỏng
  • Nhận biết được khi nào người thân cần đến mình để sẵn sàng hỗ trợ
  • Giúp đỡ những thành viên cao tuổi hoặc em nhỏ trong gia đình
  • ...

Câu hỏi 2. Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm khi tham gia lao động trong gia đình. Thảo luận, đóng vai dựa trên các tình huống sau:

Tình huống 1: Bố mẹ có việc đột xuất phải làm thêm ở cơ quan vào dịp cuối tuần. Ở nhà chỉ có mỗi Hoàng và em nhỏ.

Tình huống 2. Khôi phát hiện một đồ dùng cần thiết hàng ngày của gia đình bị hỏng

Tình huống 3: Nhi trông coi cửa hàng kinh doanh của gia đình trong khi bố mẹ đi vắng. Khách đem hàng đến phàn nàn và đòi đổi trả vì hàng bị lỗi.

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Hoàng sẽ chịu trách nhiệm với việc làm việc nhà và chăm sóc em nhỏ, như lau dọn nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa và giúp đỡ em nhỏ trong việc học tập và vui chơi.

Tình huống 2: Khôi sẽ tự mày mò xem có sửa được không, nếu không được thì sẽ mang ra tiệm sửa

Tình huống 3: Nhi cần nắm rõ các sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng, tìm hiểu kỹ càng về quy trình kinh doanh và quy định bảo hành, đổi trả sản phẩm để có thể tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách chính xác. Khi nhận được phàn nàn của khách hàng về sản phẩm, Nhi nên lắng nghe khách hàng trước để hiểu rõ vấn đề. Sau đó, Nhi cần nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách lịch sự và chuyên nghiệp, tìm cách đổi trả sản phẩm hoặc sửa chữa để khách hàng hài lòng.

Hoạt động 6. Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình

Câu hỏi 1. Trình bày cách em tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình hiện tại

Hướng dẫn trả lời:

  • Lập danh sách tất cả các công việc.
  • Xác định việc làm quan trọng
  • Đánh dấu những việc gấp.
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên dựa trên mức độ quan trọng và khẩn cấp.

Câu hỏi 2. Nhận diện những điểm chưa hợp lí và điều chỉnh, sắp xếp lại công việc trong gia đình em một cách hợp lí hơn

Hướng dẫn trả lời:

  • Đặt thứ tự ưu tiên cho các công việc (việc quan trọng hoặc việc gấp thì cần làm trước)
  • Quản lý thời gian hiệu quả (phân phối thời gian hợp lý cho từng loại công việc khác nhau, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công việc).
  • Phân chia công việc phù hợp với thời gian biểu và khả năng thực hiện của từng thành viên gia đình
  • Luôn quan tâm và ưu tiên việc chăm sóc, giúp đỡ người già, trẻ em, người có sức khoẻ yếu trong gia đình
  • ...

Câu hỏi 3. Chia sẻ kết quả với các bạn và khuyến khích mọi người cùng thực hiện

Hướng dẫn trả lời:

Chia sẻ kết quả của việc em thực hiện điều chỉnh và sắp xếp công việc hợp lý hơn chưa, có sự thay đổi ra sao và khuyến khích các bạn cùng tham gia.

Hoạt động 7. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình

Câu hỏi 1. Thảo luận về các bước lập kế hoạch chi tiêu

Hướng dẫn trả lời:

Bước 1: Mô tả tình hình tài chính hiện tại (số tiền đang có)

Bước 2: Xác định những khoản cần chi tiêu (khoản cần thiết, cố định hàng tháng/tuần; khoản cho học tập; khoản tiết kiệm, dự phòng; khoản cho vui chơi giải trí; khoản chi phát sinh;...

Bước 3: Tính toán việc chi tiêu cụ thể cho từng khoản, căn cứ vào tổng số tiền hiện có

Bước 4: Rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch chỉ tiêu để bảo đảm sự hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với thu nhập của gia đình

Câu hỏi 2. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình và tiết kiệm tài chính

Hướng dẫn trả lời:

Kế hoạch chi tiêu cho gia đình có 4 người, thu nhập 24 triệu đồng/tháng

1. Thu nhập của gia đình 1 tháng24.000.000
2. Chi tiêu 
Tiền ăn uống5.000.000
Tiền nhà0
Tiền điện, nước, điện thoại, internet1.200.000
Tiền vật dụng thiết yếu (bột giặt, sữa tắm, dầu ăn, hạt nêm,...)500.000
Tiền học 2 con5.000.000
Tiền đi lại800.000
Chi phí khác (giải trí, quần áo, quà tặng,...)3.000.000
Tổng chi:15.500.000
3. Tiết kiệm8.500.000

Câu hỏi 3. Chia sẻ về kế hoạch chi tiêu đã lập

Hướng dẫn trả lời:

Chia sẻ với các bạn kế hoạch chi tiêu đã lập ở câu trên.

Câu hỏi 4. Nhận xét về kế hoạch chi tiêu của các bạn

Hướng dẫn trả lời:

Kế hoạch chi tiêu của các bạn rất hợp lí và khoa học

Hoạt động 8. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Câu hỏi 1. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã lập và chia sẻ kết quả

Hướng dẫn trả lời:

Dựa vào kế hoạch cá nhân lập ở hoạt động 7, học sinh thực hiện theo kế hoạch và chia sẻ kết quả.

Câu hỏi 2. Hoàn thiện kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí

Hướng dẫn trả lời:

Cần tăng tiền chi phí sinh hoạt lên do mức sống ngày càng tăng.

Câu hỏi 3. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã hoàn thiện

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh thực hiện tăng mức chi phí sinh hoạt và các khoản khác theo kế hoạch.

Câu hỏi 4. Tự đánh giá việc thực hiện và trao đổi kinh nghiệm với các bạn

Hướng dẫn trả lời:

Việc thực hiện đã đúng, đủ với kế hoạch đã đề ra chưa.. Có điều gì cần chỉnh sửa hay không, chia sẻ cảm nghĩ của em về điều này với các bạn.

VẬN DỤNG - MỞ RỘNG

Hoạt động 9. Trở thành người chủ gia đình tương lai

Câu hỏi 1. Đề xuất một ý tưởng em muốn thực hiện khi trở thành người chủ gia đình trong tương lai nhằm:

  • Giúp thành viên gia đình luôn gắn kết, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau
  • Góp phần hóa giải mâu thuẫn trong gia đình
  • Khuyến khích các thành viên tham gia hoạt động lao động của gia đình
  • Tạo điều kiện cho các thành viên sắp xếp công việc gia đình hợp lí, khoa học
  • Thực hiện phương án, kế hoạch chi tiêu hợp lí, tiết kiệm tài chính cho gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Em muốn tổ chức một buổi họp gia đình hàng tháng. Buổi họp gia đình định kỳ sẽ là nơi để các thành viên trong gia đình có thể trao đổi và thảo luận về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của gia đình. Các buổi họp này sẽ được tổ chức định kỳ vào cùng một ngày và giờ trong tháng, để mọi người đều có thể sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí.

Trong buổi họp gia đình, các thành viên sẽ cùng thảo luận về những vấn đề khác nhau, bao gồm kế hoạch chi tiêu, hoạt động lao động của gia đình, những khó khăn và mâu thuẫn trong gia đình. Các thành viên sẽ cùng nhau tìm ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề này và đưa ra kế hoạch để thực hiện những giải pháp đó.

Ngoài ra, buổi họp gia đình còn là nơi để các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau thể hiện sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Các thành viên có thể chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, hoặc những cảm xúc của mình với nhau. Điều này giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy rằng mình được quan tâm và được nghe.

Cuối cùng, buổi họp gia đình còn là nơi để các thành viên có thể đề xuất các hoạt động và kế hoạch cho gia đình. Các hoạt động này có thể bao gồm du lịch, hoạt động vui chơi, và các hoạt động từ thiện. Các thành viên trong gia đình cùng nhau lên kế hoạch và thực hiện những hoạt động này, giúp tăng cường sự gắn kết và quan tâm lẫn nhau trong gia đình.

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 11 CD chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình , giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình , giải sách giáo khoa HĐTN 11 cánh diều chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net