Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 1: Dân cư

Giải chi tiết, cụ thể địa lí 9 VNEN bài 1: Dân cư. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

a. Em là người dân tộc nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về dân tộc mình?

Trả lời:

- Em là người dân tộc Kinh.

* Một số đặc điểm của dân tộc Kinh mà em biết là:

+ Dân tộc Kinh hay còn gọi là dân tộc Việt. Dân số khoảng 65,8 triệu người (năm 1999).

+ Ðịa bàn cư trú: khắp các tỉnh, đông nhất ở vùng đồng bằng và thành thị. 

+ Phong tục tập quán: Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung....

+ Văn hoá: Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ văn, bộ sách, bài hịch). Ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa,....

+ Trang phục: Ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen.....

+ Kinh tế: Làm ruộng nước, có kinh nghiệm trong việc đắp đê đào mương, trồng lúa nước.

b. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét về quy mô dân số nước ta

Năm1921193119511960197019791989199920092014
Số dân (triệu người)15,617,722,130,241,152,764,476,386,090,7

Trả lời:

* Nhận xét:

+ Dân số nước ta tăng liên tục từ năm 1921 - 2014 (tăng 75,1 triệu người)

+ Giai đoạn tăng thấp nhất là 1921 - 1931 tăng 2,1 triệu người

+ Giai đoạn tăng cao nhất là 1979 - 1989 tăng 11,7 triệu người

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam

- Cho biết số lượng các dân tộc Việt Nam và những nét văn hóa riêng của từng dân tộc được biểu hiện như thế nào? 

- Nêu kinh nghiệm sản xuất của dân tộc Kinh và các dân tộc ít người?

- Nêu vai trò của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước?

Trả lời:

* Số lượng các dân tộc Việt Nam và những nét văn hóa riêng của từng dân tộc:

+ Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống.

+ Những nét văn hóa riêng của từng dân tộc được biểu hiện ở trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,....=>Tạo nên nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc.

* Kinh nghiệm sản xuất của người Kinh và dân tộc ít người:

+ Người Kinh: Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công đạt đến trình độ tinh xảo.....

+ Dân tộc ít người: Có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công....

* Vai trò của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước: Hiện nay có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập và công tác ở hơn 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, trên 80% ở các nước công nghiệp phát triển. Chính họ là những người làm nhịp cầu giúp đất nước tiếp thu công nghệ tiên tiến, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa…

2. Tìm hiểu sự phân bố các dân tộc

Đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình 1, hãy cho biết đặc điểm phân bố của dân tộc Kinh và các dân tộc ít người ở nước ta?

Trả lời:

* Dân tộc Kinh và các dân tộc ít người phân bố khắp nơi trên cả nước. Trong đó:

+ Người Kinh chiếm 86% dân số cả nước, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và duyên hải. Trong đó, ba khu vực tập trung đông nhất là ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ.

+ Dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc

+ Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc

+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam bộ có dân tộc Chăm, Khơ-me....

3. Tìm hiểu về dân số và sự gia tăng dân số

Phân tích bảng 1, đọc thông tin, kết hợp với hiểu biết của em, hãy:

- Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

- Cho biết hậu quả của dân số đông và tăng nhanh?

Trả lời:

* Nhận xét về tình hình dân số nước ta:

+ Từ năm 1954 – 2014, dân số nước ta tăng nhanh liên tục (tăng 66,9 triệu người)

+ Tỉ lệ tăng dân số có giảm nhưng không ổn định giữa các thời kì.

  • Giai đoạn 1954 - 1960, tỉ lệ tăng dân số đạt mức cao nhất (từ 1,10% lên 3,93%)
  • Giai đoạn 1960 - 2014, tỉ lệ tăng dân số giảm dần (từ 3,93% xuống 1,03%)

*Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giám nhưng số dân vẫn tăng nhanh là bởi vì: 

+ Nước ta có dân số đông, quy mô dân số lớn.

+ Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn thuộc loại cao trên thế giới. mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng một triệu người.

* Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh là:

+ Làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số.

+ Gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở.

+ Gây bất ổn về xã hội

+ Làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường…

4. Tìm hiểu cơ cấu dân số

- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính của nước ta giai đoạn 1979 - 2014?

- Cho biết tại sao lại có sự thay đổi về tỉ số giới tính của dân số nước ta?

Trả lời:

* Nhận xét:

+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi giai đoạn 1979 - 2014. Cụ thể là:

  • Nhóm tuổi 0 - 14 tuổi giảm 19%
  • Nhóm tuổi 15 - 59 tuổi tăng 16%
  • Nhóm tuổi 60 trở lên tăng 3%

+ Cơ cấu dân số theo giới tính giai đoạn 1979 - 2014 cũng  có sự thay đổi nhưng không đáng kể:

  • Giới tính nữ giảm 0,8%
  • Giới tính nam tăng 0,8%

* Sở dĩ có sự thay đổi tỉ lệ giới tính nam và nữ ở nước ta là:

+ Thứ nhất, nhiều nơi vẫn tồn tại quan niệm, tư tưởng "trọng nam khinh nữ".

+ Thứ hai, con trai theo quan niệm là trụ cột gia đình, thường đảm nhiệm những công việc vất vả, nặng nhọc nên tuổi thọ trung bình không cao bằng phụ nữ.

5. Tìm hiểu mật độ dân số và phân bố dân cư

- Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta?

- Nêu nguyên nhân của sự phân bố dân cư ở nước ta?

Trả lời:

* Nhận xét sự phân bố dân cư:

+ Dân cư phân bố không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và miền núi

+ Dân cư tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển

+ Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

  • Thành thị có mật độ dân số cao (66,9% năm 2014)
  • Nông thôn có mật độ dân số thấp (333,1% năm 2014)

* Nguyên nhân:

+ Những vùng đồng bằng, ven biển và thành thị có nhiều điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao….

+ Vùng núi, nông thôn còn nhiều điểm yếu kém: cơ sở hạ tầng thấp, giao thông kém, đời sống khó khăn, ít có cơ hội phát triển.....

6. Tìm hiểu các loại hình quần cư và đô thị hóa

a. Quân cư nông thôn và thành thị

Đọc thông tin, kết hợp với những hiểu biết của em, hãy lập và hoàn thành bảng theo yêu cầu sau:

Đặc điểmQuần cư nông thônQuần cư đô thị
Tên gọi  
Mức độ tập trung dân cư  
Chức năng kinh tế chủ yếu  

Trả lời:

* Hoàn thành bảng:

Đặc điểmQuần cư nông thônQuần cư đô thị
Tên gọiLàng, ấp, bản, buôn, phum, sóc..chung cư, biệt thự, nhà vườn
Mức độ tập trung dân cưThấpCao
Chức năng kinh tế chủ yếunông nghiệp, phụ thuộc vào đất đaikinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật

b. Đô thị hóa

Quan sát các hình 2 và 6, đọc thông tin, kết hợp với những hiểu biết của em hãy:

- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?

- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?

- Kể tên các đô thị đặc biệt, các đô thị có số dân trên 1 triệu ở nước ta

Trả lời:

* Nhận xét:

+ Số dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 - 2014 tăng đều và tăng 12,7 triệu người

+ Tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 2000 - 2014 cũng tăng lên 9%

* Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhanh, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng.

* Các đô thị đặc biệt và đô thị trên 1 triệu ở nước ta:

+ Đô thị đặc biệt gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Đô thị trên 1 triệu: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Lập và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý sau:

            (bảng trang 11 sgk)

Trả lời:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 1: Dân cư

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 - 2014

Năm2000200520102014
Thành thị24,127,130,533,1
Nông thôn75,972,969,566,9

- Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 2000 - 2014?

- Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ?

Trả lời:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 1: Dân cư

* Nhận xét:

+ Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 2000 - 2014 có sự thay đổi:

+ Cơ cấu dân số thành thị có xu hướng tăng từ 24,1% tăng lên 33,1%

+ Cơ cấu dân số nông thôn có xu hướng giảm từ 75,9% giảm xuống 66,9%

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy nêu địa bàn cư trú chủ yếu và kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình?

Trả lời:

* Dân tộc em là dân tộc Kinh: Người kinh chủ yếu sinh sống ở các vùng đồng bằng, ven biển và duyên hải. Trong đó, ba khu vực tập trung đông nhất là ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ.

* Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh là:

+ Về phong tục thờ cúng: Thờ cúng tổ tiên, ông bà và một số vị thần...thể hiện sự biết ơn, ghi nhớ đến những người thân đã khuất

+ Về ngôn ngữ: Dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.

Về phong tục ma chay: Một số nghi lễ được tổ chức trong đám tang của người Việt phải kể đến như mở cửa mả, cúng thất tuần, chung thất...

+ Về phong tục cưới hỏi: Phong tục cưới xin của người Việt bao gồm các nghi lễ truyền thống được hai bên gia đình cô dâu và chú rể thực hiện gồm dạm ngõ, lễ nạp tài, lễ cưới, lại mặt...

+ Về lễ tết: Tết nguyên đán vào mùng 1 tháng 1 âm lịch là ngày lễ lớn nhất của người dân tộc kinh

Câu 2. Theo em, cần làm gì để góp phần hạn chế gia tăng dân số và mất cân bằng giới tính trẻ em mới sinh trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

* Theo em, để góp phần hạn chế gia tăng dân số và mất cân bằng giới tính trẻ em mới sinh trong giai đoạn hiện nay chúng ta nên:

+ Tuyên truyền để người dân hiểu và biết được hậu quả của việc gia tăng dân số

+ Mỗi gia đình chỉ nên sinh 1-2 con để nuôi dạy cho tốt, góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

+ Tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi cách sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

+ Xử phạt nặng đối với những gia đình phá vỡ chính sách kế hoạch hóa gia đình

+ Xóa bỏ tư tưởng quan niệm lạc hậu "trọng nam khinh nữ".....

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng

Câu 1. Sưu tầm thông tin, tranh ảnh trên sách báo, internet để biết thêm một số dân tộc ở Việt Nam.

Trả lời:

* Em tìm hiểu về dân tộc Thái:

+ Người Thái còn có tên gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ. Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. 

+ Năm 2009, Thái là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam.

+ Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số ít ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Kinh tế của người Thái truyền thống khá mạnh về nông nghiệp làm ruộng nước, theo đó, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi gia súc gia cầm, dệt vải, đan lát....

+ Văn hóa dân gian của người Thái vô cùng phong phú. Đó là những thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao…

+ Đặc điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hoa là xây nhà sàn.....

* Một số hình ảnh:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 1: Dân cư

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 1: Dân cư

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 1: Dân cư

Câu 2. Với sự hỗ trợ của người thân, em hãy tìm hiểu về dân cư của địa phương mình?

Trả lời:

* Tìm hiểu dân số thành phố Hà Nội:

+ Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017 là 7.654,8 nghìn người, tăng 1,8% so năm trước. Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016; dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8%.

+ Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2

+ Cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội tương đối cân bằng, số nữ nhiều hơn số nam không đáng kể, trung bình cứ 100 nữ thì có 97 nam.

+ Lực lượng lao động (lao động từ 15 tuổi trở lên) của thành phố Hà Nội năm 2017 là 3,8 triệu người (trong đó, khu vực thành thị là 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người)...

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com