Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp

Giải chi tiết, cụ thể địa lí 9 VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Hãy kể tên các ngành công nghiệp ở địa phương em. Tại sao ở địa phương em lại phát triển các ngành công nghiệp này?

Trả lời:

* Ở thành phố Hồ Chí Minh  có các ngành công nghiệp phát triển là:

+ Công nghiệp cơ khí

+ Công nghiệp may mặc

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

+ Công nghiệp hóa chất - cao su - nhựa....

* Sở dĩ, các ngành này lại phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh là:

+ Do ở đây là trung tâm của khu vực phía Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển, là địa điểm gần với các khu nguyên liệu, nhiên liệu.

+ Hơn nữa, đây cũng là nơi có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại để phát triển nhiều ngành công nghiệp khác nhau...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

1. Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên

Đọc thông tin kết hợp với những hiểu biết của em, hãy lập và hoàn thành sơ đồ theo yêu cầu dưới đây về các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành công nghiệp tương ứng

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp

Trả lời:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp

2. Tìm hiểu các nhân tố kinh tế - xã hội

Đọc thông tin, hãy phân tích tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đến phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

Trả lời:

* Phân tích dựa trên các ý chính sau đây:

- Thứ nhất, dân cư và lao động

  • Nước ta có số dân đông, nhu cầu, thị hiếu có nhiều thay đổi
  • Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Thứ hai, cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

- Trình độ công nghiệp thấp, chưa đồng bộ

  • Chỉ phân bố tập trung ở một số vùng
  • Cơ sở hạ tầng đang từng bước cải thiện, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.

- Thứ ba, chính sách phát triển công nghiệp

  • Chính sách công nghiệp hóa và chính sách đầu tư
  • Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác.

- Thứ tư, thị trường

  • Ngày càng mở rộng và đang cạnh tranh quyết liệt
  • Sức ép trên thị trường xuất khẩu.

II. Sự phát triển và phân bố công nghiệp

1 Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp

- Chứng minh ngành công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng?

- Cho biết ngành công nghiệp nào có tỉ trọng lớn nhất và nhỏ nhất  trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013?

- Trình bày đặc điểm của các ngành công nghiệp trọng điểm?

Trả lời:

* Chứng minh ngành công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng:

+ Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng được thể hiện ở các thành phần kinh tế cũng như các ngành kinh tế.

+ Theo thành phần kinh tế:  Nước ta có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,… Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.

=> Chính sự phân loại như vậy, hiện nay nước ta có rất nhiều các ngành công nghiệp khác nhau.

* Ví dụ:

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ba phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy sản.

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt có nhiều ngành như: xay xát, sản xuất đường, rượu, nước giải khát, chế biến chè, cà phê, sản xuất dầu thực vật, bánh kẹo, mì ăn liền…

* Năm 2013:

+ Ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn nhất là Chế biến lương thực, thực phẩm (20,1%)

+ Ngành công nghiệp có tỉ trọng nhỉ nhất là Công nghiệp điện (3,8%)

* Đặc điểm của các ngành công nghiệp trọng điểm:

+ Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp

+ Phát triển trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cao

+ Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

2. Tìm hiểu một số ngành công nghiệp trọng điểm

a. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

- Trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta?

- Kể tên một số mỏ than, dầu mỏ và khí tự nhiên đang được khai thác?

Trả lời:

* Tình hình phát triển của ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta là:

+ Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh

+ Mỗi năm sản xuất trên dưới 40 triệu tấn

+ Dầu mỏ khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam.

+ Khối lượng khai thác mỗi năm: hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tủ mét khối khí.

+ Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

* Tên một số mỏ than, dầu mỏ và khí tự nhiên đang được khai thác là:

+ Các mỏ than đá: Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai, Nà Dương (than nâu)

+ Các mỏ dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

+ Các mỏ khí đốt: Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải

b. Công nghiệp điện

Đọc thông tin, quan sát hình 2, hãy:

- Kể tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất trên 1000MW ở nước ta?

- Cho biết đặc điểm chung của phân bố các nhà máy điện?

Trả lời:

* Tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất trên 1000MW ở nước ta là:

  • Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Mông Dương, Quảng Ninh, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Phú Mỹ, Duyên Hải 1, Cà Mau.
  • Nhà máy thủy điện: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
  • Đặc điểm chung của phân bố các nhà máy điện là:

* Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta đều phân bố trên các con sông lớn ở vùng trung du miền núi có độ dốc cao, địa hình cắt xẻ mạnh mẽ thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.

* Các nhà máy nhiệt điện của nước ta phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh và vùng Đông Nam Bộ, đó là những khu vực có gần khu nhiên liệu, than, dầu mỏ, khí đốt...

c. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Đọc thông tin, quan sát hình 2, hãy:

Hoàn thành sơ đồ cơ cấu các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm theo yêu cầu sau:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp

Cho biết sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

Trả lời:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp

* Sự phân bố:

Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng....

d. Công nghiệp dệt may

Đọc thông tin, kết hợp với những kiến thức đã có, hãy:

- Nêu đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp dệt may?

- Cho biết các trung tâm dệt may lớn của nước ta xác định trên hình 6?

Trả lời:

* Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp dệt may:

+ Công nghiệp dệt may dựa trên ưu thế vê nguồn lao động rẻ.

+ Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

* Các trung tâm dệt may lớn của nước ta xác định trên hình 6 là:

  • TP. Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng.....

3. Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn

Quan sát hình 6 hãy nêu một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực tập trung công nghiệp Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng theo bảng sau:

Khu vực tập trung công nghiệpCác trung tâm công nghiệp
Đông Nam BộThành phố Hồ Chí minh
Đồng bằng sông Hồng 

Trả lời:

Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực tập trung công nghiệp Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng theo bảng sau:

Khu vực tập trung công nghiệpCác trung tâm công nghiệp
Đông Nam Bộ
  • Thành phố Hồ Chí minh
  • Thủ Dầu Một
  • Biên Hòa
  • Vũng Tàu
Đồng bằng sông Hồng
  • Hà Nội
  • Hải Phòng

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ( được nêu trong bài ) tương ứng với các yếu tố đầu vào  và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp

Trả lời:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp

Câu 2. Cho bảng số liệu:

Sản lượng dầu mỏ và điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2014

Sản phẩm/ năm2000200520102014
Dầu mỏ (triệu tấn)16,318,51517,4
Điện (tỉ KWh)26,752,191,7141,3

- Hãy vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sản lượng dầu mỏ và điện của nước ta giai đoạn 2000 - 2014?

- Nhận xét tình hình sản xuất dầu mỏ và điện nước ta?

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 5: Địa lí công nghiệp

* Nhận xét: Sản lượng dầu mỏ và điện ở nước ta đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, mức độ tăng lại khác nhau trong giai đoạn 2000 - 2014:

  • Dầu mỏ có sản lượng tăng nhẹ và chưa ổn định (từ 16,3 triệu tấn lên 17,4 triệu tấn)
  • Điện có sản lượng tăng nhanh qua các năm từ 26,7 tỉ KWh lên 141,3 tỉ KWh.

D-E: Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng

Câu 1. Trao đổi với người thân để tìm hiểu các điều kiện phát triển công nghiệp hoặc tiểu công nghiệp ở địa phương em hay một địa phương nào đó em biết? 

Trả lời:

Chính sách khuyến khích, phát triển làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội:

    Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã thành lập mới 6 cụm công nghiệp và mở rộng 1 cụm công nghiệp với tổng diện tích 93,8ha, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập trên địa bàn TP  lên 108 cụm với tổng diện tích 3.197,9ha, trong đó: 42 cụm đã được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định với diện tích 1.144ha, thu hút 3.057 dự án, giải quyết việc làm cho 49.536 lao động; 41 cụm đang xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư với diện tích 1.169 ha, thu hút 497 dự án, giải quyết việc làm cho 4.780 lao động; 25 cụm đang chuẩn bị đầu tư.

   Công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho các làng nghề; cấy nghề tại các làng thuần nông được triển khai tốt. Đã có 34.265 lao động được đào tạo và truyền nghề; tổ chức 45 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, xuất nhập khẩu, quản trị bán hàng, tài chính… cho 4.500 chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; Tổ chức 40 lớp tập huấn chính sách khuyến công cho 2.000 lượt cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, xã, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội, hiệp hội và một số doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.

   Trong hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho làng nghề, Thành phố đã tổ chức 5 hội chợ thủ công mỹ nghệ và quà tặng; 2 triển lãm - hội chợ OVOP Hà Nội với tổng số 2.642 gian hàng của trên 1.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề Hà Nội. Hội chợ đã thu hút trên 2.000 nhà nhập khẩu đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đến tham quan, giao dịch. Ngoài ra, Thành phố cũng hỗ trợ 700 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân tham gia hội chợ triển lãm trong nước và trên 100 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân tham gia hội chợ nước ngoài; tổ chức 4 cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cấp Thành phố, qua đó đã tạo ra trên 1.000  mẫu sản phẩm mới giúp nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.

   Để hỗ trợ các làng nghề trưng bày, giới thiệu sản phẩm, Thành phố đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề với tổng diện tích trên 600m2, giới thiệu trên 1000 sản phẩm, góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề; Hỗ trợ 31 làng nghề đăng ký sử dụng tên địa danh để đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể và phát triển thương hiệu. Đến nay, đã có 25 nhãn hiệu tập thể được cấp bằng và đi vào hoạt động…

   Bên cạnh nguồn ngân sách Thành phố, UBND một số quận, huyện cũng quan tâm hỗ trợ các làng nghề từ nguồn ngân sách quận, huyện cho một số nội dung về: Đào tạo, truyền, cấy nghề và tập huấn phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Thành phố cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn huyện.

   Với những giải pháp trên, số làng nghề và làng có nghề đã tăng thêm từ 80 làng, từ 1.270 làng năm 2009 lên 1.350 làng năm 2015. Đặc biệt, trong năm 2012-2015, đã cấy nghề cho 250 làng thuần nông, các làng được cấy nghề cơ bản duy trì được nghề.

   Sự phát triển nghề và làng nghề đã tạo việc làm cho người lao động, trong đó, các cơ sở sản xuất làng nghề đã thu hút được từ 30 đến 70% số hộ và từ 50 đến 90% số lao động tham gia sản xuất nghề với trên 700.000 lao động thường xuyên và một số lượng lớn lao động không thường xuyên; hạn chế di dân nông thôn vào nội thành tìm việc làm và thu hút hàng nghìn lao động nơi khác đến làm thuê như tại Bát Tràng (Gia Lâm), La Phù (Hoài Đức), Phú Túc, Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh)… Cơ cấu lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã chiếm từ 75-85% trong tổng số lao động, lao động thuần nông chỉ còn từ 15-25%.

   Qua khảo sát ở các làng nghề cho thấy thu nhập bình quân lao động làng nghề là 35 triệu đồng/người/năm, gấp 1,3 lần so với thu nhập bình quân của cả làng và gấp hơn 2 lần so với thu nhập của các hộ thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo ở các làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo của các hộ thuần nông.

(Nguồn: Hoàng Mai - Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội) 

Câu 2. Hãy sưu tầm thông tin tư liệu về sự phát triển điện gió ở nước ta?

Trả lời:

Theo quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2020, công suất điện gió sẽ đạt 800 MW và đến năm 2030 đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay, việc phát triển các nguồn điện gió đang triển khai rất chậm, mới có 7 dự án với tổng công suất 190 MW được đưa vào vận hành.

Nguyên nhân: các dự án điện gió tại Việt Nam phát triển chậm do vẫn còn nhiều rào cản cùng nhiều khó khăn như quá trình sử dụng đất, vốn, việc đấu nối giải tỏa công suất, hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ mới và hiệu quả, nguồn dự phòng…Đặc biệt, hiện giá điện gió chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com