Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 17: Đông Nam Bộ

Giải chi tiết, cụ thể địa lí 9 VNEN bài 17: Đông Nam Bộ. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình 1, hãy nêu những hiểu biết của em về Đông Nam Bộ (có thể chọn các gợi ý sau đây: cảnh đẹp, tên các tỉnh, thành phố, du lịch, văn hoá....)

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 17: Đông Nam Bộ

Trả lời:

     Vùng Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh (thành phố): thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam Bộ nằm giữa Đông Nam Á, chỉ đi bằng máy bay trong khoảng 2-3 giờ có thể tới tất cả các thủ đô trong Đông Nam Á. 

     Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam , dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác. Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai ,Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

     Đông Nam Bộ có nhiều bãi biển có tiềm năng du lịch như biển Vũng Tàu... Đặc biệt, ở Miền Đông Nam Bộ được đánh giá cao về tiềm năng du lịch với những danh thắng: Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, điểm du lịch quốc gia căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng, Khu vui chơi giải trí tổng hợp hồ suối Cam...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Quan sát hình 2, kết hợp đọc thông tin, hãy xác định vị trí địa lí và nêu ý nghĩa vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội

Trả lời:

* Vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ là:

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia

+ Phía Đông và Đông Bắc giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

+ Phía Nam giáp biển Đông

+ Phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

* Ý nghĩa vị trí địa lí của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội:

+ Đông Nam Bộ trở thành cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước.

+ Đầu mối giao thông qua trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước

+ Có vị trí thuận lợi để giao lưu và hợp tác với nước ngoài, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á.

2. Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Quan sát hình 2, kết hợp đọc thông tin, hãy:

Hoàn thành bảng theo yêu cầu sau: Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Điều kiện tự nhiênĐặc điểm nổi bậtThế mạnh kinh tế
Địa hình, đất đai  
Khí hậu  
Sông ngòi  
Tài nguyên biển  
Khoáng sản  

Cho biết những khó khăn về tự nhiên của vùng. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiênĐặc điểm nổi bậtThế mạnh kinh tế
Địa hình, đất đai

Đất đai có hai loại chủ yếu là đất bazan và đất xám trên phù sa cổ

Địa hình thoải có độ cao trung bình

Đất đai thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cà phê, điều,…

Địa hình thuận lợi cho việc xây dựng mặt bằng và phân bố các ngành kinh tế.

Khí hậuKhí hậu cận xích đạo, khá ổn địnhThích hợp trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…
Sông ngòiDày đặc, có tiềm năng thuỷ điện

Cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt

Phát triển công nghiệp thuỷ điện.

Tài nguyên biểnVùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phúPhát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản.
Khoáng sảnDầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địaPhát triển công nghiệp khai thác dầu và khí đốt

* Những khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là:

+ Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt

+ Trên đất liền nghèo khoáng sản nên phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài với giá thành cao.

+ Diện tích rừng tự nhiên thấp, tỉ lệ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp ngày càng cao. 

* Ở Đông Nam Bộ, phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông vì:

+ Cần bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn vì để duy trì nguồn nước  ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư. Ngoài ra, rừng đầu nguồn góp phần điều tiết lượng nước ở các sông ở Đông Nam Bộ, điều này sẽ hạn chế xảy ra lũ quét ở hạ lưu các con sông. Đồng thời, bảo vệ rừng chính là bảo vệ hệ sinh thái của vùng.

+ Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:  Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp... Do đó, khi ô nhiễm nguồn nước sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.

3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội

Phân tích bảng 1, đọc thông tin, hãy:

- So sánh các tiêu chí trong bảng số liệu giữa vùng Đông Nam Bộ với cả nước.

- Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

- Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.

Trả lời:

* So sánh:

+ Đông Nam Bộ có dân số chiếm 17,4% dân số cả nước năm 2014

+ Mật độ dân số ở Đông Nam Bộ cao gấp 2,4 lần mật độ dân số cả nước

+ Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn cả nước

+ Thu nhập bình quân đầu người/ tháng của Đông Nam Bộ cao gấp 1,5 lần cả nước.

+ Tuổi thọ trung bình và tỉ lệ người biết chữ của vùng đều cao hơn cả nước.

* Đặc điểm dân cư và xã hội của Đông Nam Bộ:

+ Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước

+ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.

+ Vùng có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề. 

+ Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

* Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước vì:

+ Đông Nam Bộ là vùng có nhiều chỉ tiêu về dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình của cả nước (thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức độ đô thị hoá). Trong đó, đặc biệt có một số chỉ tiêu rất cao như: GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị.

+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước

+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi…

=> Chính vì vậy, trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp cao như hiện nay, nhiều lao động từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.

4. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

a. Công nghiệp

Quan sát hình 3, phân tích bảng 2 và đọc thông tin, hãy:

- Nhận xét tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của Đông Nam Bộ so với cả nước và so với cơ cấu GDP vùng năm 2014

- Trình bày những đặc điểm nổi bật về phát triển và phân bố ngành công nghiệp Đông Nam Bộ

Trả lời:

* Nhận xét:

  • So với cả nước, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của Đông Nam Bộ cao hơn 16,2%.
  • So với cơ cấu GDP của vùng, công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (53,1%), đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP của vùng.

* Những đặc điểm nổi bật về phát triển và phân bố ngành công nghiệp Đông Nam Bộ là:

+ Vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước.

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP của vùng (53,1% năm 2014)

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: hoá chất, cơ khí, điện tử, công nghệ cao...

+ Là vùng có số lượng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất nhiều nhất cả nước, là một trong hai vùng phát triển khu công nghệ cao của nước ta.

b. Nông nghiệp

Đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình 3, hãy:

- Nêu đặc điểm nổi bật ngành nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ

- Kể tên một số cây công nghiệp chính ở Đông Nam Bộ và sự phân bố của chúng

- Xác định vùng trồng lúa, chăn nuôi lợn và gia cầm.

Trả lời:

* Đặc điểm nổi bật ngành nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là:

+ Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp xuất khẩu của cả nước.

+ Đứng đầu diện tích, sản lượng cây cao su, điều, thứ hai về diện tích và sản lượng cây cà phê và hồ tiêu

+ Ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa.

+ Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường thu nhiều lợi nhuận.

* Một số cây công nghiệp chính ở Đông Nam Bộ và sự phân bố của chúng là:

+ Cây cao su phân bố ở: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh

+ Cây điều phân bố ở: Bình Dương, Vũng Tàu

+ Cây cà phê phân bố ở: Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu

+ Cây hồ tiêu phân bố ở: Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu

c. Dịch vụ

Đọc thông tin, kết hợp với phân tích bảng 3, hãy:

- Nêu vai trò ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ

- Nhận xét một số tiêu chí dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước

- Trình bày đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ

Trả lời:

* Vai trò của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ là: góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong vùng.

* Nhận xét một số tiêu chí dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước:

+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá chiếm 1/3 tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước (năm 2014 chiếm 33,6%)

+ Số lượt hành khách vận chyển chiếm gần bằng 1/3 số lượt khách vận chuyển cả nước (năm 2014 chiếm 31,7%)

+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng 1/5 lượng hàng hoá vận chuyển của cả nước (năm 2014 chiếm 18,2%)

* Đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ là:

+ Dịch vụ có cơ cấu đa dạng: Thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

+ Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước (chiếm 43,9% năm 2014)

+ Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.

+ Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.

5. Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đọc thông tin, kết hợp với phân tích bảng 4, hãy:

- Kể tên các trung tâm kinh tế ở Đông Nam Bộ.

- So sánh diện tích, số dân, GDP và GDP/người giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 4 vùng kinh tế trọng điểm và cả nước. Từ đó, rút ra vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với các vùng kinh tế trọng điểm khác và cả nước.

Trả lời:

* Các trung tâm kinh tế ở Đông Nam Bộ là:

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thành phố Biên Hoà (Đồng Nai)
  • Thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

* So sánh:

+ Diện tích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích bằng 1/3 diện tích 4 vùng kinh tế trọng điểm và bằng 1/10 diện tích cả nước.

+ Số dân: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có dân số gần bằng 1/3 dân số 4 vùng kinh tế trọng điểm và gần bằng 1/5 dân số cả nước

+ GDP: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có GDP hơn 1/2 GDP 4 vùng kinh tế trọng điểm và gần bằng 1/2 GDP của cả nước.

+ GDP/người: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có GDP/người cao gấp 1,3 lần GDP/ người của 4 vùng kinh tế trọng điểm và cao gấp 2,1 lần GDP/người của cả nước

=> Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn với các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Dân số thành thị và dân số nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2005 - 2014.

Năm200520102014
Nông thôn876,31232,31427,2
Thành thị5035,36114,36554,7

- Vẽ biểu đô cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2005 - 2014

- Nêu nhận xét

Trả lời:

* Vẽ biểu đồ:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 17: Đông Nam Bộ

* Nhận xét:

+ Giai đoạn 2005- 2014, ở thành phố Hồ Chí Minh có dân số thành thị và dân số nông thôn đều tăng lên:

  • Dân số nông thôn từ 876,3 nghìn người tăng lên 1427,2 nghìn người
  • Dân số thành thị từ 5035,3 nghìn người tăng lên 6554,7 nghìn người
  • Dân số thành thị chiếm tỉ trọng cao hơn dân số nông thôn.

Câu 2. Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

Trả lời:

* Điều kiện thuận lợi tự nhiên:

+ Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.

* Điều kiện thuận lợi xã hội:

+ Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.

* Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com