Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Câu hỏi trong bài học:

1. Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Em là thành viên của tổ chức nào trong 4 tổ chức nêu trên? Hãy cho biết những hoạt động của một trong các tổ chức trên.

Trả lời:

- Đảng Cộng sản Việt Nam: đảng cầm quyền, giữ vai trò lãnh đạo cả hệ thống chính trị Việt Nam.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: do ĐCS VN lãnh đạo, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật. Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới''.

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: tham gia đóng góp xây dựng bảo vệ chính quyền nhân dân các cấp, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động đoàn viên thanh niên xung phong, tình nguyện đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trên xơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, thông qua hệ thống tổ chức đoàn các cấp từ trung ương đến cơ sở để đề cử những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của tuổi trẻ vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ chức Đoàn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối của Đảng.

2. Em hãy đọc sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?

- Em có những hiểu biết gì về vị trí của cơ quan đó trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời:

- Hệ thống chính trị nước CHXHCN VN gồm các cơ quan: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước CHXHCN VN; Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

- Vị trí của các cơ quan trong hệ thống chính trị nước CHXHXN VN:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam;

+ Các cơ quan thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động,... ;

+ Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

3. Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

  • THÔNG TIN

Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta không ngừng phát triển, nâng cao vị thế trên thế giới.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống. Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân.

- Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân dân được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời: 

Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân dân được thể hiện trong hệ thống chính trị Việt Nam:

+ Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất.

+ Hệ thống chính trị gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất.

+ Hệ thống chính trị VN hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bới các tần lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của dân và được duy trì hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân.

Trường hợp:

Trong giờ giải lao, C và D trao đổi về bài vừa học. Cả hai đều có ý kiến trái ngược nhau về hệ thống chính trị Việt Nam. Bạn C cho rằng, đặc điểm hệ thống chính trị nước ta cũng giống như các nước khác. Bạn D thì cho rằng, do những khác biệt về lịch sử, xã hội nên hệ thống chính trị nước ta có những đặc điểm riêng: hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các thành viên trong hệ thống chính trị có địa vị pháp lí vững chắc,...

- Em đồng tình với ý kiến của bạn C hay D? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của bạn D vì hệ thống chính trị nước ta có những đặc điểm riêng, không giống như ở các nước khác do những khác biệt về lịch sử, xã hội.

4. Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

  • THÔNG TIN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là tối thượng,... bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân“ Người nhấn mạnh: “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ... Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ”, theo Người, toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân, thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam tại Điều 2 cũng khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Sáng ngày 23/ 5/ 2021, cử tri trên mọi miền đất nước nô nức đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026, thể hiện tinh thần trách nhiệm, thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Thông qua lá phiếu của mình, cử tri thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chọn ra những người đủ tài, đủ đức, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thế nào là nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?

- Theo em, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách thức nào và thông qua cơ quan, cá nhân nào?

Trả lời:

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: dân là chủ, toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân, thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân, địa vị, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân.

- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách tham gia bầu cử, chọn ra những người đủ tài, đủ đức, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

5. Em hãy theo dõi các thông tin, tường lợp sau và trả lời câu hồi.

  • THÔNG TIN

Hiến pháp năm 2013 thể chế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

Trường hợp

Xã A là một xã khó khăn thuộc vùng biên giới. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị, sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã, sự tham gia của chính quyền xã, các đoàn thể và toàn thể nhân dân xã A đã có sự thay đổi từng ngày. Năm nay, xã chính thức nhận danh hiệu Nông thôn mới, bà con ai cũng có cuộc sống ấm no, mọi người rất vui mừng.

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được quy định như thế nào?

- Đảng uỷ xã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã A?

Trả lời:

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được qui định tại Điều 4: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

- Đảng ủy xã đã lãnh đạo xã A, có những chủ trương, đường lối chỉ đạo đúng đắn, giúp thay đổi cuộc sống của người dân trong xã theo hướng tích cực.

6. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

  • THÔNG TIN 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thế là vừa dân chủ, vừa tập trung”.

(Theo Hồ Chí Minh, Dân chủ tập trung, Báo Cứu quốc số 2329, 4/5/1953)

  • THÔNG TIN 2

Điều 8 Hiến pháp năm 2013 có ghi nhận: “1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; 2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chế với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

- Em hãy cho biết nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

- Theo em, nguyên tắc tập trung dân chủ được biết hiện như thế nào?

Trả lời:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân dân nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền. Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương.

=> Tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa và khoa học giữa hai mặt tập trung và dân chủ tạo thành chỉnh thể thống nhất của một nguyên tắc. Dân chủ là điều kiện là tiền đề của tập trung; tập trung là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện:

1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ;

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

7. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

  • THÔNG TIN

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại khoản 3 Điều 4, khoản 1 Điều 8, khoản 3 Điều 9. Điều đó có nghĩa là các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hệ thống chính trị, tổ chức và hoạt động phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của mọi công dân đều bị xử lí theo pháp luật.

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam: các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hệ thống chính trị, tổ chức và hoạt động phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của mọi công dân đều bị xử lí theo pháp luật.

8. Em hãy đọc tình hung san và trả lời câu hỏi.

Trường Trung học phổ thông B tổ chức cuộc thi tìm hiểu về “Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với sự tham gia của nhiều học sinh. Khi lớp 10A1 thảo luận về cuộc thi, bạn A có ý kiến:

- Chúng ta còn quá nhỏ, những vấn đề này rất phức tạp. Là học sinh thì không cần phải quan tâm đến những vấn đề này!

Tuy nhiên, ý kiến trên lại không nhận được sự đồng tình của các bạn, trong đó có bạn C. Bạn C đưa ra ý kiến của mình:

- Mình không đồng ý với A, tìm hiểu về hệ thống chính trị là việc nên làm, vì qua đó, mình có thể đóng góp cho việc xây dựng đất nước bằng những việc làm phù hợp với pháp luật.

Câu hỏi:

- Em ủng hộ ý kiến của bạn A hay bạn C? Vì sao?

- Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?

Trả lời:

- Em ủng hộ với ý kiến của bạn C vì mỗi công dân nên có những hiểu biết nhất định về cơ cấu tổ chức, đặc điểm hệ thống chính trị của đất nước mình. Ở độ tuổi nào chúng ta cũng có thể cống hiến cho đất nước bằng nhiều cách khác nhau.

- Theo em, học sinh nên tìm hiểu về hệ thống chính trị của nước mình, từ đó hiểu về cơ cấu tổ chức, đặc điểm của hệ thống và có những hành vi ứng xử, việc làm phù hợp, có ích cho đất nước.

Trả lời: Em đồng tình với những phát biểu a, b, c, d, không đồng tình với ý kiến đ vì giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị Việt Nam có Đảng Cộng sản, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc  Việt Nam.
Trả lời: - Tình huống 1: Nếu là anh B, em sẽ nhắc nhở anh A về những thông tin anh A đã gửi và yêu cầu anh A tìm hiểu kĩ thông tin trước khi lan truyền tin đó cho người khác.- Tình huống 2: Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ nói với các bạn trách nhiệm của một công dân trong việc tìm hiểu về đất...
Trả lời: 1. Một số hình ảnh về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam.Phiên họp thường kỳ của Chính phủCác hoạt động tình nguyện của Đoàn TNCS Hồ Chí MinhMặt trận Tổ Quốc Việt Nam tiếp nhận ủng hộ cho công tác phòng chống đại dịch Covid-192. Viết 1 bài tuyên truyền về...
Tìm kiếm google: giải ktpl 10 chân trời, giải giáo dục kinh tế pháp luật 10 CTST, giải sách 10 chân trời, giải bài 12 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải bài Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com