Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 21: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Giải bài 21: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Câu hỏi trong bài học:

1. Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 21: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

- Theo em, những hình ảnh trên thể hiện nội dung nào của Hiến pháp về chế độ chính trị?

Trả lời:

Theo em, những hình ảnh trên thể hiện chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Chủ quyền lãnh thổ, tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị, chính thể.

2. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

  • THÔNG TIN 1.

Chính thể là mô hình tổ chức tổng thể của bộ máy quyền lực nhà nước, thể hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương; giữa trung ương với địa phương và giữa Nhà nước với xã hội và nhân dân.

Hình thức chính thể cho thấy những vấn đề như: nguồn gốc của quyền lực nhà nước; vị trí, vai trò của các chủ thể quyền lực nhà nước; mức độ dân chủ trong tổ chức và thực thí quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa với quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội và nhân dân tham gia vào việc bầu ra đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

  • THÔNG TIN 2.

Theo Điều 1 Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Theo em, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chính thể nào?

- Lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?

Trả lời:

- Ở Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa với quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội và nhân dân tham gia vào việc bầu ra đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Lãnh thổ nước CHXHCNVN bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

3. Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

  • THÔNGTIN 1.

Theo khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức.

  • THÔNG TIN 2.

Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.”

+ Dân chủ trực tiếp là việc nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức là nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý,...

+ Dân chủ đại diện là hình thức nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhân dân uỷ quyền để thực hiện ý chí của nhân dân; là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân.

Câu hỏi:

- Trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cho biết, có bao nhiêu hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân.

Trả lời:

- Bản chất của Nhà nước CHXHCNVN: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức.

- Có 2 hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân: Dân chủ trực tiếp, Dân chủ đại diện.

4. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

  • THÔNG TIN 1.

Điều 13 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca; Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945; Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.”

  • THÔNG TIN 2.

Điều 12 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

- Tại sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại được quy định trong Hiến pháp?

- Đường lối ngoại giao nhất quán của nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp vì đây là những vấn đề quan trọng của đất nước.

- Đường lối ngoại giao nhất quán của nhà nước Việt Nam hiện nay: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

5. Em hãy đọc thông tin sau và tả lời câu hỏi.

Vào Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11,  trường Trung học phổ thông A tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị” B đại diện lớp tham gia, khi đến câu hỏi số 10: “Vì sao,công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị? B lúng túng không biết phải trả lời như thế nào. 

- Nếu là B, em sẽ trả lời câu hỏi trên như thế nào?

- Theo em, những việc làm nào thể hiện được nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?

Trả lời:

- Nếu em là B, em sẽ trả lời như sau: Tuân theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam, nghĩa vụ này được thể hiện bằng các hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Khi mỗi công dân thực hiện theo những quy định trong Hiến pháp về chính trị, trật tự, an ninh xã hội sẽ được đảm bảo, tăng tình đoàn kết dân tộc và sự thống nhất trong nhân dân, từ đó, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

- Theo em, những việc làm thể hiện được nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là:

+ Điều chỉnh mọi hành vi của mình phù hợp với những nội dung trong Hiến pháp và pháp luật. 

+ Luôn lấy những quy định trong Hiến pháp, pháp luật làm chuẩn mực để suy nghĩ, hành động.

+ Thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân, hiểu và luôn tự ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.

+ Không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại với những quy định trong Hiến pháp, đồng thời có thái độ cương quyết, lên án, bài trừ những hành vi vi Hiến.

Trả lời: Em đồng tình với những nhận định trên vì đây là những điều được quy định trong Hiến pháp nước CHXHCNVN.
Trả lời: a - Việc làm của A góp phần lan truyền đến tất cả mọi người những thông tin xác thực về chủ quyền quốc gia, giúp củng cố niềm tin, quyết tâm lên án, đấu tranh với mọi âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù.b - Hành động của chị M góp phần làm tăng tình đoàn kết dân tộc, thể hiện ý thức chung tay...
Trả lời: Hành vi của các nhân vật trong 3 trường hợp trên đều rất đáng được nhân rộng vì những hành động đó thể hiện sự tự giác, tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp nước CHXHCNVN. Từ đó, em thấy rằng, đã là công dân Việt Nam, mỗi người cần phải có ý thức xây dựng...
Tìm kiếm google: giải ktpl 10 chân trời, giải giáo dục kinh tế pháp luật 10 CTST, giải sách 10 chân trời, giải bài 21 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải bài Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com