Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

Giải bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Câu hỏi trong bài học:

1. Em hãy quan sát hình dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

- Em hãy chia sẻ hiểu biết về một trong năm văn bản trên.

Trả lời:

  • Hiến pháp:

- Là một hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền.

- Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện.

- Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.

  • Luật tố tụng dân sự:

- Luật tố tụng dân sự là ngành luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật tố tụng dân sự quy định những vấn đề về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; giáo dục mọi người ý thức tôn trọng và tự giác tuân theo pháp luật và góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

  • Luật hình sự: Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với các tội phạm.
  • Luật Tố tụng hình sự: hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự.

2. Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

Trường hợp:

Khi thảo luận về hệ thống pháp luật, bạn A, học sinh lớp 10C có quan điểm:

- Hệ thống pháp luật là toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Bạn B không đồng ý mà cho rằng:

- Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Thấy 2 bạn tranh luận vẫn chưa thể thuyết phục nhau, cô giáo liền nói:

- Thực ra, quan điểm của A và B đều đúng nhưng chưa đầy đủ. Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân định thành chế định pháp luật và các ngành luật; được thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định.

Câu hỏi:

Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào? Cho ví dụ minh hoạ từng yếu tố.

Trả lời:

Hệ thống pháp luật cấu thành từ các yếu tố: ngành luật; Chế định pháp luật; Quy phạm Luật.

=> Ví dụ:

+ Ngành luật: Luật Hiến pháp; Luật Nhà nước: Luật Hành chính; Luật tố tụng hình sự;...

+ Chế định pháp luật: Hiến pháp; Các bộ luật; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quốc Hội

+ Quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật hình sự; Quy phạm phsp luật dân sự; Quy phạm pháp luật hành chính;...

3. Em hãy quan sát bảng dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

- Hệ thống pháp luật Việt nam có bao nhiêu ngành luật và đó là những ngành luật nào?

- Em có những hiểu biết gì về một trong các ngành luật kể trên?

Trả lời:

- Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật, đó là các ngành luật: Luật Hiến pháp; Luật Hành chính; Luật Hình sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Dân sự; Luât Tố tụng dân sự; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Kinh tế; Luật Tài chính; Luật Ngân hàng; Luật Đất đai; Luật lao động;

- Luật Hành chính:

+ là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

+ chính quy định việc tổ chức các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành; quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan đó và của cán bộ, nhân viên cũng như của các cơ quan, tổ chức nhà nước, xã hội và công dân trong lĩnh vực quản lí nhà nước

+ bao gồm không chỉ những luật lệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước, các công sở, về các quy tắc trật tự, an ninh, an toàn xã hội, mà còn cả những chế định ngày càng phát triển vạ quản lí kinh tế - văn hoá, xã hội, về những quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức, đơn vị kinh tế, tập thể và cá nhân.

4. Em hãy quan sát bảng, đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

  • THÔNGTIN. 

Điều 2: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này” Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.

- Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như thế nào?

Trả lời:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chứa vác quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung, hiệu lực pháp lí.

Tình huống.

Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. A xung phong phát biểu:

- Thưa cô, quyết định xử phạt hành chính là văn bản quy phạm pháp luật ạ.

B trả lời:

- Thưa cô, theo em quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản áp dụng pháp luật. Vì đây là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.

Cả hai tranh luận khá sôi nổi những vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả đáng.

- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?

- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của B vì quyết định xử phạt hành chính mang tính chất cá biệt đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức nhất định.

- Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật:

Tiêu chí

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

1. Khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước

2. Thẩm quyền ban hành

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Chương II Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.

Ví dụ: Chánh án Tòa án căn cứ các quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự để tuyên án đối với cá nhân tổ chức liên quan thông qua bản án.

3. Nội dung ban hành

Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

Ví dụ: Nếu có tranh chấp hợp đồng mua bán đất thì dựa trên tình huống thực tế áp dụng Luật đất đai và Bộ luật Dân sự

Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

Ví dụ: Bản án chỉ rõ cá nhân nào phải thực hiện nghĩa vụ gì: Nguyễn Văn A phải bồi thường cho Lê Văn B 20 triệu đồng. Đối tượng ở đây là cụ thể A và B không áp dụng cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào khác.

4. Hình thức tên gọi

Các hình thức quy định tại điều 4 Luật ban hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ luật, Luật,…)

Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện.

(Thường được thể hiện dưới hình thức: Quyết định, bản án,…)

5. Phạm vi áp dụng

Rộng rãi. Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

6. Cơ sở ban hành

Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

7. Trình tự ban hành

Theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Luật không có quy định trình tự

8. Thời gian có hiệu lực

Lâu dài.

Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.

5. Em hãy quan sát hành vi được mô tả trong các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải kinh tế pháp luật 10 CTST bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

- Học sinh trung học phổ thông nên có thái độ như thế nào đối với những hành vi vi phạm pháp luật?

Trả lời:

- Học sinh THPT nên tìm hiểu và nghiêm túc chấp hành những quy định của pháp luật như: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; chấp hành quy định của Luật Giao thông đường bộ; Thực hiện nghĩa vụ quân sự; Đi bầu cử khi đủ tuổi theo luật định;... Bên cạnh đó, cần có thái độ quyết liệt, lên án, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuyên truyền những hiểu biết về pháp luật của mình để nâng cao hiểu biết, ý thức cho những người xung quanh.

Trả lời: Những nhận định đúng là: a, b. Nhận định sai là c, d vì:- Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại.- Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ...
Trả lời: - Quan điểm của A và B là đúng, thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật,- Những hành vi của học sinh THPT em cho là vi phạm pháp luật:+ Tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm+ Gian lận trong thi cử+ Xả rác bừa bãi ra môi trường+ Tụ tập gây mất trật tự an ninh công cộng...- Để hạn chế những hành vi...
Trả lời: 1. Một số văn bản có thể tham khảo:- Cơ quan ban hành: Quốc hội- Mục đích ban hành: Quy định các vấn đề liên quan đến Giáo dục- Đối tượng và phạm vi áp dụng văn bản: Đối với ngành giáo dục- Cơ quan ban hành: Chính phủ- Mục đích ban hành: Quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo- Đối tượng và phạm...
Tìm kiếm google: giải ktpl 10 chân trời, giải giáo dục kinh tế pháp luật 10 CTST, giải sách 10 chân trời, giải bài 18 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải bài Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com