Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 16: Áp suất

Hướng dẫn giải bài 16: Áp suất SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 16.1: Đơn vị của áp suất là

A. niu ton (N).                                                  B. paxcan (Pa).

C. mét/giây (m/s).                                             D. kilôgam (kg).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Câu 16.2: Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là ch

A. p = F.S                                             B. S = p.F

C. p = $\frac{F}{S}$                                      D. F – P

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C. 

Câu 16.3: Độ lớn áp lực của nước biển tác dụng lên một người thợ lặn đang lặn ở đáy biển được tính theo đơn vị

A. niu ton (N).                                             B. paxcan (Pa).

C. kilôgam (kg).                                          D. mét (m).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Câu 16.4: Áp lực là

A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Câu 16.5: Áp suất tăng khi

A. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.

B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi.

C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm.

D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiêu lần.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Câu 16.6: Áp lực của nước có áp suất 2,3.10$^{5}$ Pa tác dụng lên mặt nạ của thợ lặn có diện tích 0,0042 m$^{2}$ là

A. F = 5,5.10$^{7}$ N.                                 B. F = 9,7.10$^{2}$ N.

C. F = 1,8.10$^{-8}$ N.                                D. F = 1,8.10$^{-7}$ N.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

F = p.S = 2,3.10$^{5}$.0,0042 = 966 N ≈ 9,7.10$^{2}$ N.

Câu 16.7: Có bốn khối tam giác có khối lượng bằng nhau đặt trên mặt sàn như hình 16.1. Khối tam giác ở hình nào tác dụng áp suất lớn nhất lên sàn?

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 16: Áp suất

Hướng dẫn trả lời:

Vì bốn khối tam giác có cùng khối lượng nên áp lực tác dụng lên sàn là như nhau. Ở hình B, khối tam giác có diện tích mặt tiếp xúc với sàn nhỏ nhất nên áp suất tác dụng lên sàn là lớn nhất.

Câu 16.8: Một chiếc ghế bốn chân có khối lượng 5,0 kg được đặt trên mặt sàn, trong đó diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế là 3,0 cm. Tính áp suất chiếc ghế tác dụng lên sàn trong trường hợp một người có khối lượng 50 kg ngồi trên ghế.

Hướng dẫn trả lời:

Lực của ghế và người tác dụng lên sàn là:

F = (5,0 +50).10 = 5,5.10$^{2}$ (N).

Diện tích tiếp xúc của bốn chân ghế là:

S = 4.3,0= 12 (cm²) = 1,2.10$^{-3}$ (m²).

Áp suất chiếc ghế tác dụng lên sàn là:

p = $\frac{F}{S}=\frac{5,5.10^{2}}{1,2.10^{-3}}\approx 4,6.10^{5}$ (Pa).

Câu 16.9: Vì sao những xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hóa lại có nhiều bánh xe (hình 16.2)?

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 16: Áp suất

Hướng dẫn trả lời:

Xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hoá gây ra áp lực lớn lên đường, làm đường dễ hư hỏng. Để tránh điều này, các phương tiện cần có nhiều bánh xe để tăng diện tích tiếp xúc với đường, làm giảm áp suất tác dụng lên đường.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập khoa học 8 cánh diều, Giải SBT khoa học tự nhiên 8 CD bài 16, Giải sách bài tập khoa học 8 CD bài 16: Áp suất

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com