Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Hướng dẫn giải bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 17.1: Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng

A. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.

B. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến với mặt thoáng càng nhỏ.

C. không phụ thuộc vào độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.

D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Câu 17.2: Một bạn tiến hành thí nghiệm sau: Đổ nước vào chiếc cốc nhựa và đậy miệng cốc bằng một tấm bìa. Sau đó, lộn ngược cốc nước xuống, bạn đó thấy nước không chảy ra ngoài. Hãy giải thích hiện tượng này.

Hướng dẫn trả lời:

Do không khí cũng gây ra áp suất tác dụng vào miếng bìa. Khi áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất do nước và không khí trong các gây ra, miếng bìa sẽ bị ép vào miệng cốc, làm cho nước không đổ ra ngoài.

Câu 17.3: Vì sao trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ (hình 17.1)?

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Hướng dẫn trả lời:

Do có lỗ nhỏ trên nắp ấm mà khí trong ấm thông với không khí bên ngoài. Áp suất của khí trong ấm cùng với áp suất của nước sẽ lớn hơn áp suất của không khí bên ngoài ấm, làm cho nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn khi rót.

Câu 17.4: Người ta bơm căng vừa phải một quả bóng bay và đặt trong một bình chứa khí ở áp suất thường (khoảng 101,3.10$^{3}$ Pa). Người ta dùng bơm để hút bớt khí trong bình ra, do vậy áp suất trong bình sẽ giảm. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả bóng bay.

Hướng dẫn trả lời:

Khi hút khí trong bình, áp suất của khí trong bình sẽ giảm, nhỏ hơn áp suất của khí trong bóng bay. Do chênh lệch áp suất của khí ở phía trong và phía ngoài của quả bóng làm cho quả bóng căng phồng.

Câu 17.5: Quan sát thể tích của gói bánh khi một người leo núi cầm theo ở độ cao 150 m và ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển (hình 17.2). Vì sao lại có sự thay đổi thể tích như vậy?

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Hướng dẫn trả lời:

Càng lên cao, không khí càng loãng nên áp suất giảm. Khi ở độ cao 2 000 m, áp suất bên trong gói bánh lớn hơn áp suất ở bên ngoài gói bánh nên làm gói bánh căng phồng hơn so với khi ở độ cao 150 m.

Câu 17.6: Người ta đổ nước vào một bình có đục các lỗ trên thành bình ở những độ cao khác nhau so với đáy bình và quan sát thấy hiện tượng như hình 17.3. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra.

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Hướng dẫn trả lời:

Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn. Vì vậy, các lỗ ở gần đáy bình (có áp suất lớn hơn) phun nước ra mạnh hơn so với các lỗ ở gần miệng bình (có áp suất nhỏ hơn).

Câu 17.7: Một tháp nước cung cấp nước sạch cho các dân cư ở xung quanh. Hãy so sánh áp suất của nước tại các điểm A, B, C và D ở hình 17.4.

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Hướng dẫn trả lời:

Áp suất của nước tại điểm D là nhỏ nhất, sau đó đến điểm A, B. Áp suất của nước tại điểm C là lớn nhất.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập khoa học 8 cánh diều, Giải SBT khoa học tự nhiên 8 CD bài 17, Giải sách bài tập khoa học 8 CD bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com