Câu hỏi : Đổ đầy nước vào một quả bóng cao su và buộc kín đầu bóng, khi đó quả bóng căng lên. Nếu ấn tay vào quả bóng, ta có thể cảm nhận được một lực đẩy tác dụng lên ngón tay hoặc nếu bóp quá mạnh, quả bóng có thể bị vỡ. Vì sao như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Khi quả bóng cao su được đổ đầy nước, và buộc chặt lượng nước tác động vào mặt bên trong tạo ra áp suất làm căng quả bóng lên lúc đó quả bóng bay đã được kéo dãn ra nếu dùng tay bóp quá mạnh quả bóng sẽ vỡ do nước cùng không khí bên trong áp suất và bị ép
1. Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật trong nó
Câu hỏi 1 : Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình do có trọng lượng.
Câu hỏi 2 :Vì sao khi bóp ở giữa thì hai đầu quả bóng ở hình 17.4 lại căng tròn?
Hướng dẫn trả lời:
Khi bóp ở giữa thì lượng không khí ở giữa quả bóng phân tán sang hai bên đầu quả bóng, lượng không khí tăng và hai đầu căng tròn
2. Sự truyền áp suất chất lỏng
Câu hỏi 3 : Nêu ví dụ về áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
Hướng dẫn trả lời:
Lấy 1 quả bóng chứa đầy nước và tạo các lỗ khác nhau ở các vị trí khác nhau và nhấn quả bóng, chúng ta có thể thấy rằng nước chảy ra. Như vậy áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
1. Áp suất khí quyển
Câu hỏi 4 : Không khí có tác dụng áp suất lên thành bình và lên các vật ở trong nó giống như chất lỏng không?
Hướng dẫn trả lời:
Không khí có tác dụng áp suất lên thành bình và lên các vật ở trong nó
Câu hỏi luyện tập 1: Nêu ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Hướng dẫn trả lời:
Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.
Câu hỏi luyện tập 2 : Tính áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn có kích thước 60 cm x 120 cm. Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng bao nhiêu?
Hướng dẫn trả lời:
Ta có suất khí quyển = áp suất thủy ngân trong ống
Quy đổi đơn vị
760 mmHg =103 360 N/m2
60 cm = 0,6 m
120 cm = 1,2 m
Diện tích của mặt bàn là
S = 0,6 x 1,2 = 0,72 m2
Áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn là
F= S x p = 0,72 x 103 360 = 74419,2N/m2
Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng
m=F/10 = 7441,92 kg
2. Áp suất không khí trong đời sống
Câu hỏi 5 : Ta cũng có thể cảm nhận thấy tiếng động mạnh trong tai trong trường hợp máy bay đang giảm độ cao để hạ cánh nhanh hay xe đi từ núi cao xuống. Giải thích hiện tượng này.
Hướng dẫn trả lời:
Khi đi máy bay, trong giai đoạn máy bay cất cánh hoặc khi đi ô tô lên vùng núi cao mà độ cao tăng đột ngột, ta thường có cảm giác hơi đau tức tai, đôi khi còn nghe thấy tiếng động trong tai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi độ cao tăng quá nhanh, áp suất khí quyển giảm đột ngột, làm mất cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài (áp suất ở tại giữa cao hơn áp suất ở tại ngoài), đẩy màng nhĩ ra phía ngoài. Nếu vòi nhĩ mở, thông tai giữa với họng hầu làm giảm áp suất không khí ở tai giữa, màng nhĩ bị đẩy nhanh chóng về vị trí cũ. Sự di chuyển nhanh của màng nhĩ tạo nên một “tiếng động” trong tai.
Câu hỏi luyện tập 3 : Vì sao không sử dụng được giác mút với tường nhám?
Hướng dẫn trả lời:
Vì khi ấn giác mút thì không khí bên trong sẽ không thoát ra ngoài do có bề mặt gồ ghề của tường nhám
Câu hỏi luyện tập 4 : Một số bình xịt đã cạn dung dịch, khi ấn nút xịt, ta có thể nghe thấy tiếng xì mạnh. Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Vì áp suất của khí trong bình lớn hơn áp suất khí quyển
Câu hỏi vận dụng : Nêu và phân tích một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống.
Hướng dẫn trả lời:
Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy. Áo giáp của nhà du hành có tác dụng giữ áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.