Giải chi tiết KHTN 8 Cánh diều mới bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Giải bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người sách KHTN 8 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30.1). Em cảm nhận được hiện tượng gì? Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Khi ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay, sẽ cảm nhận được hiện tượng mạch đập.

- Giải thích hiện tượng: Những vị trí cảm nhận được hiện tượng mạch đập là những vị trí có có động mạch nằm trên xương và dưới lớp da. Mạch đập không phải là do máu chảy tới nơi bắt mạch mà là do sóng rung động phát sinh ở động mạch chủ, khi tim co.

I. MÁU

1. Thành phần của máu

Câu hỏi 1. Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý bảng 30.1

Bảng 30.1

Thành phần của máuĐặc điểm cấu tạo Chức năng
 ? ? ?

Hướng dẫn trả lời:

Thành phần của máuĐặc điểm cấu tạoChức năng
Huyết tươngGồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác có vai trò vận chuyển các chất
tiểu cầukhông nhân tham gia vào quá trình đông máu 
bạch cầu có nhân, không màutham gia bảo vệ cơ thể 
hồng cầuhình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏtham gia vận chuyển chất khí

Vận dụng 1. Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu 

Hướng dẫn trả lời:

Nếu bị giảm tiểu cầu, sẽ có những đốm chảy máu trên da, các bộ phận khác trên cơ thể và thoát huyết tương. 

Sốt xuất huyết nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, gan hoặc tim. Huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm, gây sốc, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

2. Miễn dịch

Câu hỏi 2. Quan sát hình 30.3 và giải thích tại sao nói viêm là phản ứng miễn dịch

Hướng dẫn trả lời:

Viêm là phản ứng bảo vệ bình thường của cơ thể trước các tổn thương.

Viêm xảy ra khi các tế bào bạch cầu "chiến đấu" để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm trùng vì vi khuẩn hoặc virus.

Viêm cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị thương, ví dụ như bị căng cơ khi hoạt động thể thao, cơ bị đau, sưng và viêm.

Luyện tập 1. Theo em mụn trứng cá trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên nhân gây mụn trứng cá chính là do vi khuẩn, dầu và bụi bẩn làm tắc lỗ chân lông. Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành nên mụn và nang. Do đó mụn trứng cá trên da là phản ứng miễn dịch

3. Nhóm máu và truyền máu

Câu hỏi 3. Quan sát hình 30.5 và cho biết tên các loại kháng nguyên kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O.

Câu hỏi 3. Quan sát hình 30.5 và cho biết tên các loại kháng nguyên kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O.

Hướng dẫn trả lời:

Nhóm máuKháng thểKháng nguyên
Aanti - AA
Banti - BB
ABKhông có kháng thể anti - A, anti - BA, B
Oanti - A, anti - BKhông có kháng nguyên

Vận dụng 2. Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.

Hướng dẫn trả lời:

từ thông tin nhóm máu những người bệnh cần được truyền máu thì sẽ được truyền loại máu phù hợp và an toàn.

II. HỆ TUẦN HOÀN

Câu hỏi 4. Quan sát hình 30.8

a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể)

Hướng dẫn trả lời:

a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn

+ Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch

+ Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:

vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái

vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các tế bào rồi theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới rồi về tâm nhĩ phải

Câu hỏi 5. Nêu tên nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn

Hướng dẫn trả lời:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Xơ vữa động mạch

 do khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa bám vào bề mặt thành mạch, lâu ngày sẽ khiến thành mạch cứng lại và kém đàn hồi.

Nhồi máu cơ tim 

xảy ra khi có sự cản trở dòng máu cung cấp đến tim dẫn đến cơ tim không được nuôi dưỡng hoại tử gây ra cơn đau tim có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nguyên nhân thường nhồi máu cơ tim do cục máu đông.

Bệnh lý van tim

do các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, dị tật bẩm sinh dẫn đến rối loạn quá trình lưu thông máu giữa các buồng tim

Thiếu máu cơ tim

do máu cung cấp đến cơ tim không đủ gây thiếu oxy để cơ tim hoạt động bình thường. 

III. PHÒNG BỆNH VỀ MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN

Vận dụng 3: Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để trong phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn

Hướng dẫn trả lời:

Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được: việc hạn chế sử dụng chất kích thích, vận động thể lực phù hợp,...

Chưa thực hiện được những biện pháp: hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối,...

Tìm kiếm google: Giải khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 30, giải KHTN 8 sách CD bài 30, Giải bài 30 Máu và hệ tuần hoàn ở người

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 Cánh diều mới

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com