Giải chi tiết KHTN 8 Cánh diều mới bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Giải bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người sách KHTN 8 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Em cảm thấy nhịp thở thay đổi như thế nào sau khi chạy nhanh 100 m? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

- Sau khi chạy nhanh 100 m, nhịp thở nhanh hơn so với lúc bình thường.

- Giải thích: Khi chạy, cơ thể cần nhiều năng lượng cho sự hoạt động liên tục của cơ xương dẫn đến cường độ hô hấp tế bào tăng lên. Mà quá trình hô hấp tế bào cần O2 và thải ra khí CO2. Do đó, nhịp thở tăng lên để đáp ứng nhu cầu trao đổi khí (lấy O2, đào thải khí CO2) của cơ thể.

I. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

1. Khái niệm môi trường trong cơ thể

Câu hỏi 1. Quan sát hình 33.1 và nêu các thành phần của môi trường trong cơ thể.

Câu hỏi 1. Quan sát hình 33.1 và nêu các thành phần của môi trường trong cơ thể.

Hướng dẫn trả lời:

môi trường trong cơ thể gồm có tế bào, mao mạch máu, mao mạch bạch huyết, khoảng gian bào (chứa dịch mô)

Luyện tập 1. Cho biết trong trường hợp nào dưới đây có chỉ số môi trường trong mất cân bằng

Bảng 33.1

Trường hợpChỉ số môi trường trong Giá trị đo đượcNhững giá trị ở người trưởng thành bình thường
1Thân nhiệt39,5

36 - 37,5

(bộ y tế 2008)

2 nồng độ Zn trong máu16,5

9,2 - 18,4

(bộ y tế 2018)

Hướng dẫn trả lời:

trường hợp 1 có chỉ số môi trường trong mất cân bằng

2. Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể

Luyện tập 2. Một người phụ nữ 28 tuổi có kết quả một số chỉ số xét nghiệm máu thể hiện ở bảng 33.2. Em hãy nhận xét về các chỉ số này. Theo em người này cần chú ý gì trong khẩu phần ăn?

Bảng 33.2 Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu

Họ tên người xét nghiệm: N.H.T

Giới tính:  nữ            Tuổi: 28

Kết quả xét nghiệm máu

Chỉ sốKết quả xét nghiệmNgưỡng giá trị ở người trưởng thành bình thường
Glucose (mmol/l)7,43,9 - 5,6 (Bộ y tế 2020)
Ủic acid (mg/dl)5,6

Nam: 2,5 - 7 

Nữ: 1,5 - 6 (ACR 2020)

Hướng dẫn trả lời:

Dựa vào kết quả kiểm tra thấy, người phụ nữ này có chỉ số Glucose cao hơn người trưởng thành bình thường

Một số chú ý trong khẩu phần ăn

hạn chế tinh bột (carbohydrate) trong bữa ăn; hạn chế các thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt) để tránh đường huyết tăng cao sau ăn; sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng… để tránh rối loạn chuyển hóa; tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.

cần chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn. 

II. HỆ BÀI TIẾT

1. Chức năng của hệ bài tiết

Câu hỏi 3. Dựa vào bảng 33.3, nêu vai trò của da, gan, phổi và thận trong hệ bài tiết

Hướng dẫn trả lời:

 Vai trò
DaĐiều hoà thân nhiệt, bài tiết mồ hôi
Gan

là trung tâm của nhiều quá trình chuyển hóa, thải độc cho cơ thể

PhổiTrao đổi khí
Thậnđể lọc máu và tạo thành nước tiểu.

2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

Câu hỏi 4. Quan sát hình 33.3 và cho biết

a) Tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu

b) Tên các bộ phận cấu tạo của thận 

Hướng dẫn trả lời:

a) Tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu:  thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

b) Tên các bộ phận cấu tạo của thận: cầu thận và các ống thận (ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp).

3. Một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu

Câu hỏi 5. Nêu tên, nguyên nhân một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu mà em biết

Hướng dẫn trả lời:

BỆNH

NGUYÊN NHÂN

Nhiễm trùng đường tiết niệu

xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào hệ bài tiết

Tiểu không tự chủ

chủ yếu là do tuyến tiền liệt mở rộng, làm tắc nghẽn bàng quang.

ở nữ giới thường xảy ra do sa xương chậu hoặc là kết quả của nhiều lần sinh nở.

Viêm bàng quang kẽ

Nguyên nhân gây bệnh về hệ bài tiết nước tiểu này vẫn chưa được xác định rõ. 

sỏi thận

 Những viên sỏi thận hình thành khi sự tích tụ hóa chất trong nước tiểu tạo thành một hoặc nhiều khối rắn với nhiều kích thước.

Suy thận

 tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là do chấn thương có tác động mạnh đến thận.

Luyện tập 3. Vì sao nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết 

Hướng dẫn trả lời:

Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.

4. Một số thành tựu trong chữa bệnh liên quan đến thận

Câu hỏi 6. Quan sát hình 33.5 và cho biết đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo. Theo em bộ phận nào của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể 

Hướng dẫn trả lời:

đường di chuyển của máu là máu chưa lọc ---> máy bơm máu  ---> máy lọc máu ---> máy điều chỉnh áp lực ---> cơ thể

Theo em máy lọc máu của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể 

Tìm kiếm google: Giải khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 33, giải KHTN 8 sách CD bài 33, Giải bài 33 Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 Cánh diều mới

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com