Giải chi tiết KHTN 8 Cánh diều mới bài 35: Hệ nội tiết ở người

Giải bài 35: Hệ nội tiết ở người sách KHTN 8 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh gì. Nguyên nhân của bệnh này là gì?

Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh gì. Nguyên nhân của bệnh này là gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh bướu cổ.

- Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ:

+ Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxin của tuyến giáp không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến giáp.

+ Một số nguyên nhân khác có thể gây bướu cổ là ăn các loại thức ăn hoặc dùng thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế; do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh;…

I. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

Câu hỏi 1. Quan sát hình 35.2 và nêu vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Từ đó cho biết hệ nội tiết là gì?

Câu hỏi 1. Quan sát hình 35.2 và nêu vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Từ đó cho biết hệ nội tiết là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Các tuyến nội tiết trong cơ thể:

Tuyến nội tiết

Vị trí

Chức năng

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

- Điều hòa chu kì thức ngủ (melatonin).

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

- Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

- Điều hòa calcium máu (Calcitonin).

Tuyến cận giáp

Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.

- Điều hòa lượng calcium máu (PTH).

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.

- Kích thích sự phát triển của các tế bào limpho T (Thymosin).

Tuyến sinh dục

- Ở nam: Tinh hoàn.

- Ở nữ: Buồng trứng.

- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

- Kích thích sinh trưởng, phát triển.

- Điều hòa chu kì sinh dục.

Vùng dưới đồi

Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.

- Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).

- Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).

- Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến yên

Nằm trong nền sọ.

- Kích thích sinh trưởng (GH).

- Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

- Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến tụy

Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.

- Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

- Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

- Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

- Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

II. MỘT SỐ BỆNH VỀ TUYẾN NỘI TIẾT

Câu hỏi 2. Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả gì đối với sức khỏe?

Hướng dẫn trả lời:

Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể gây ra một số hậu quả như:

  • Nếu thiếu iodine ở phụ nữ mang thai sẽ dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
  • Nếu thiếu iodine ở trẻ em sẽ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ (trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển). Bướu cổ ở người lớn sẽ khiến hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Vận dụng. Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường.

Hướng dẫn trả lời:

Một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường:

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Thực hành: Thực hiện dự án điều tra số người bị bệnh liên quan đến hệ nội tiết ở địa phương như: bướu cổ; đái tháo đường theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh chọn 1 bệnh liên quan đến hệ nội tiết thường gặp như bướu cổ, đái tháo đường,… rồi tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh tại địa phương.

- Câu trả lời tham khảo:

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc bệnh về hệ bài tiết

1

Nguyễn Văn A

6

1

2

Trần Văn B

5

0

3

4

5

Tổng

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh

- Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh tính dựa trên số liệu thu được bằng cách sử dụng công thức tỉ lệ người mắc bệnh = số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra.

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương theo số liệu thu được (tỉ lệ mắc bệnh cao hay thấp, độ tuổi nào có tỉ lệ mắc bệnh cao).

3. Đề xuất một số cách phòng tránh

Một số biện pháp phòng tránh bệnh đái thái đường:

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Tìm kiếm google: Giải khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 35, giải KHTN 8 sách CD bài 35, Giải bài 35 Hệ nội tiết ở người

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 Cánh diều mới

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Copyright @2024 - Designed by baivan.net