Giải chi tiết KHTN 8 Cánh diều mới bài mở đầu Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8

Giải bài mở đầu Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8 sách KHTN 8 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Quan sát ống đong đựng dung dịch copper (II) sunfate (hình 1), ghi lại thể tích của dung dịch ống đong và báo cáo kết quả trước lớp.

Hướng dẫn trả lời:

Thế tích dung dịch copper (II) sunfate trong ống đong là 55 mL

I. MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

1. Một số dụng cụ thí nghiệm

Câu hỏi 1: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?

Hướng dẫn trả lời:

  • Không nên kẹp quá cao vì đầu ống nghiệm sẽ rất dễ vỡ hoặc tuột ống khỏi kẹp.
  • Nếu kẹp quá thấp, lửa có thể làm kẹp bị nóng hoặc cháy.

Thực hành: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng ở cột A

Cột ACột B
Mục đích sử dụngTên dụng cụ 
a) để kẹp ống nghiệm khi đun nóng 1. Ống đong
b) để đặt các ống nghiệm2. Kẹp ống nghiệm
c) để khuấy khi hòa tan chất rắn3. Lọ thủy tinh 
d) để đong một lượng chất lỏng4. Giá để ống nghiệm
e) để chứa hóa chất 5. Thìa thủy tinh
g) để lấy hóa chất (rắn)6. Đũa thủy tinh

Hướng dẫn trả lời:

a - 2; b - 4; c - 6; d - 1; e - 3; g - 5

2. Một số hóa chất thí nghiệm

Câu hỏi 2. Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm

Hướng dẫn trả lời:

  • Khi hơ ống nghiệm, do nhiệt độ tăng lên nên ống nghiệm bị giãn nở vì nhiệt.

  • Nếu hơ một chỗ, sự giãn nở không đều sẽ làm ống nghiệm bị vỡ.

II. QUY TẮC SỬ DỤNG HOÁ CHẤT AN TOÀN

III. THIẾT BỊ ĐIỆN

1. Một số thiết bị điện cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8

Câu hỏi 3: Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó?

Hướng dẫn trả lời:

  • Đèn chiếu sáng.
  • Quạt điện/ Điều hòa nhiệt độ
  • Tủ lạnh.
  • Ti vi.
  • Bình nước nóng.

Câu hỏi 4: Ngoài đèn led hình 11, kể ra các điốt hay LED khác mà em biết

Câu hỏi 4: Ngoài đèn led hình 11, kể ra các điốt hay LED khác mà em biết

Hướng dẫn trả lời:

các điốt hay LED khác như Đèn dây LED, Đèn led âm trần, Đèn Bulb LED, Đèn tuýp led, Đèn pha LED, ...

Câu hỏi 5: Kể và mô tả một số loại pin mà em biết

Hướng dẫn trả lời:

Pin

Mô tả

Pin tiểu (Pin AA, AAA,...)

pin thường dùng trong các thiết bị điện tử cầm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển,…

Pin trung (còn gọi là pin C)

Pin trung có kích thước 50 x 26mm, còn được gọi là pin C hoặc pin trung, thông dụng trên thị trường. Có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh.

Pin có hình trụ tròn và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát- sét,…Có 2 loại pin C chính: pin dùng một lần và pin sạc.

Pin đại (hay còn gọi là pin D)

Pin D hay còn gọi là pin LR20, đây là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, nên chúng rất phù hợp để sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn. 

Pin cúc áo (hay một số nơi gọi là pin điện tử)

có kích thước nhỏ gọn nên nó thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi,...

Câu hỏi 6: Cho biết ở nhà em dùng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào?

Hướng dẫn trả lời:

Công tắc thường được lắp trên dây pha nối tiếp với tải và sau cầu chì

Câu hỏi 7: Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu?

Hướng dẫn trả lời:

Cầu chì hoặc aptomat mắc sau nguồn điện tổng và mắc trước các thiết bị điện trong mạch.

Câu hỏi 8: Nêu một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết. Những đồng hồ đó được dùng khi nào?

Hướng dẫn trả lời:

Đồng hồ đo điệnDùng để đo
Ampe kếCường độ dòng điện
Oát kếCông suất
Vôn kếĐiện áp
Công tơĐiện năng tiêu thụ của mạch điện
Ôm kếĐiện trở mạch điện
Đồng hồ vạn năngĐiện áp, dòng điện, điện trở

2. Một số lưu ý để sử dụng điện an toàn

Vận dụng: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hóa chất hay với các thiết bị điện. Đề xuất cách xử lý an toàn trong mọi tình huống đó

Hướng dẫn trả lời:

Một số tình huống nguy hiểmBiện pháp để hạn chế
Cháy nổ trong phòng thí nghiệmThường xuyên kiểm tra các loại hóa chất có trong phòng thí nghiệm.
Kiểm tra hệ thống điện, hệ thống vận hành máy móc, thiết bị trong phòng thí nghiệm. Không để các thiết bị bị quá tải, quá công suất.
Bỏng nhiệtNếu bị bỏng do lửa, hãy dùng cát, nước hoặc áo khoác, chăn, mảnh vải lớn,... để dập lửa. 
Tiến hành rửa thật nhẹ vết bỏng bằng nước mát sạch ít nhất 15 phút. Bước sơ cứu này sẽ giúp vết thương dịu đi, tránh sưng đau, đồng thời vết bỏng cũng sẽ không bị hằn sâu hơn. Tuyệt đối không dùng nước đá hoặc túi đá lạnh để chườm lên vết bỏng vì có thể làm vết thương thêm trầm trọng. 
Dùng gạc sạch vô trùng hoặc vải sạch để che vùng bỏng tránh cho bụi vào vết bỏng gây nhiễm trùng. 
Nếu bị bỏng nhẹ thì bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị bỏng diện rộng, vết bỏng nghiêm trọng thì sơ cứu cơ bản hãy nhanh chóng chuyển người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.
Bỏng do hoá chất

Loại bỏ các hóa chất gây bỏng và đưa vết bỏng tới dưới vòi nước mát sạch trong vòng từ 10-20 phút.

Trong trường hợp bị bỏng ở mắt do tiếp xúc với hóa chất, hãy rửa mắt với nước mát sạch liên tục ít nhất 20 phút trước khi đến cơ sở y tế.

Quần áo hoặc đồ trang sức bị nhiễm hóa chất cũng cần được cởi bỏ. Sau đó dùng vải sạch hoặc băng khô đã được khử trùng để đắp lên vùng bị thương. Cuối cùng, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành cấp cứu chữ trị trước khi tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.

Vết cắt từ dụng cụ thủy tinhvết cắt nhỏ, hãy đến khu vực vòi nước gần bạn nhất để rửa vết thương một cách nhanh chóng. Bạn cũng có thể dùng nhíp để loại bỏ bụi bẩn hay mảnh vụn thủy tinh còn sót lại trên da hoặc dính vào vết thương. Ngược lại, nếu vết cắt của bạn khá lớn, máu chảy ra liên tục, hãy ngay lập tức dùng tay, một miếng vải hoặc băng sạch ép chặt khu vực bị thương nhằm hạn chế mất máu.
Tiếp xúc với các mầm bệnh, đối tượng vi sinh nguy hiểmbắt buộc phải sử dụng các biện pháp bảo hộ đặc biệt.
Tìm kiếm google: Giải khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài mở đầu, giải KHTN 8 sách CD bài mở đầu, Giải bài mở đầu Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 Cánh diều mới

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com