Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Hướng dẫn giải bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 23.1:  Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của

A. nguồn điện.                                                  B. dòng điện.

C. thiết bị điện trong mạch.                              D. thiết bị an toàn của mạch.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Câu 23.2: Độ lớn hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết

A. khả năng sinh ra dòng điện.                                B. loại nguồn điện.

C. độ bền của nguồn điện.                                       D. tuổi thọ của nguồn điện.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A. 

Hiệu điện thế giữa hai cực của của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó.

Câu 23.3: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện?

A. kg.                          B. mm.                          C. mA.                        D. mm³.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C. 

Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. Khi đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA (1A = 1000 mA).

Câu 23.4: Đơn nào dưới đây là đơn vị đo hiệu điện thế?

A. kg.                       B. kV.                        C. km.                        D. kJ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV hoặc kilôvôn, kí hiệu kV. 

1V = 1 000 mV; 1 kV = 1 000 V

Câu 23.5: Cho các thiết bị gồm: (1) – đèn sợi đốt, (2) – ampe kế, (3) – vôn kế. Những thiết bị nào khi mắc vào mạch điện dùng nguồn điện là pin cần phải chú ý để tránh mắc nhầm cực (nếu mắc nhầm cực có thể làm hỏng thiết bị hoặc gây chập cháy).

Hướng dẫn trả lời:

Thiết bị (2) và (3).

  • Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.

  • Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.

Câu 23.6: Hãy vẽ thêm ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện chạy qua đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn ở mạch điện được mắc như hình vẽ 23.1.

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Hướng dẫn trả lời:

  • Mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
  • Mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.

Vì vậy, có thể vẽ thêm ampe kế và vôn kế như sau:

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Câu 23.7: Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Nếu phát biểu sai, hãy sửa cho đúng.

(1) Hiệu điện thế cho biết độ mạnh yếu của dòng điện trong mạch điện.

(2) Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị là ampe, milivôn.

(3) Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện.

(4) Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị là vôn, kilôjun, milivôn.

(5) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện đó.

(6) Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là vôn kế.

(7) Đồng hồ dùng để đo hiệu điện thế là ampe kế.

(8) Có thể dùng nhiệt kế để đo cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.

Hướng dẫn trả lời:

(1) Sai

Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện trong mạch điện.

(2) Sai

Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị là ampe, miliampe.

(3) Đúng

(4) Sai

Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị là vôn, kilôvôn, milivôn.

(5) Đúng

(6) Sai

Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là ampe kế.

(7) Sai

Đồng hồ dùng để đo hiệu điện thế là vôn kế.

(8) Sai

Không thể dùng nhiệt kế để đo cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.

Câu 23.8: Cho các dụng cụ gồm: hai nguồn điện mắc nối tiếp, công tắc, đèn LED, ampe kế, vôn kế. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện để ampe kế có thể đo được cường độ dòng điện chạy qua đèn và vôn kế đo được hiệu điện thế giữa hai đầu của đèn LED.

Hướng dẫn trả lời:

Có thể vẽ sơ đồ mạch điện như sau:

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Câu 23.9: Cho sơ đồ mạch điện như hình 23.2. Hãy cho biết việc mắc các dụng cụ điện và đồng hồ đo điện đã hợp lí chưa. Nếu chưa, hãy vẽ lại sơ đồ mạch điện đúng.

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Hướng dẫn trả lời:

Sơ đồ mạch điện được vẽ lại như sau:

 

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập khoa học 8 cánh diều, Giải SBT khoa học tự nhiên 8 CD bài 23, Giải sách bài tập khoa học 8 CD bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Copyright @2024 - Designed by baivan.net