Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch

Hướng dẫn giải bài 6: Nồng độ dung dịch SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 6.1: Ở 25 °C, 250 gam nước có thể hoà tan tối đa 80 gam KNO$_{3}$. Độ tan của KNO$_{3}$ ở 25 °C

A. 32 gam/100 gam H$_{2}$O.                                        B. 36 gam/100 gam H$_{2}$O.

C. 80 gam/100 gam H$_{2}$O.                                        D. 40 gam/100 gam H$_{2}$O.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Độ tan của KNO$_{3}$ ở 25 °C là:

$S=\frac{m_{KNO_{3}}.100}{m_{nước}}=\frac{80.100}{250}$ = 320 gam/100 gam H$_{2}$O

Câu 6.2: Khối lượng CuSO$_{4}$ có trong 100 ml dung dịch CuSO$_{4}$ 0,5 M là

A. 80 gam.                      B. 160 gam.                      C. 16 gam.                      D. 8 gam.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Đổi 100 ml = 0,1 lít

$n_{CuSO_{4}}=C_{M}.V$ = 0,5.0,1 = 0,05 mol.

$m_{CuSO_{4}}=n_{CuSO_{4}}.M_{CuSO_{4}}$ = 0,05.160 = 8 gam.

Câu 6.3: Rót 300 ml nước vào bình có chứa sẵn 200 ml sodium chloride 0,50 M và lắc đều, thu được dung dịch sodium chloride mới. Nồng độ mol của dung dịch thu được là

A. 0,05 M.                   B. 0,10 M.                   C. 0,20 M.                   D. 0,30 M.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Đổi 200 ml = 0,2 lít; 300 ml = 0,3 lít

$n_{NaCl}=C_{M}.V$ = 0,50.0,2 = 0,10 mol.

Nồng độ mol của dung dịch mới là:

$C_{M}=\frac{n_{NaCl}}{V}=\frac{0,10}{0,2+0,3}$ = 0,20 M

Câu 6.4: Đồ thị sau cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của ba chất khác nhau trong nước.

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Đối với chất 1, khi nhiệt độ tăng thì độ tan giảm.

B. Độ tan của chất 2 ở 70 °C gấp đôi ở 0 °C.

C. Ở 20 °C, độ tan của chất 1 gần gấp đôi chất 3.

D. Độ tan của chất 3 ở 60 °C lớn hơn độ tan của chất 1 ở 20 °C.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Câu 6.5: Sử dụng từ ngữ thích hợp cho sẵn để điền vào chỗ ..... Mỗi từ ngữ có thể sử dụng một lần, nhiều hơn một lần hoặc không lần nào.

hoà tan         bão hoà       nước           hỗn hợp       nhiệt độ       chất không tan

dung môi      thể rắn         chất tan      bay hơi        thể tích        dung dịch

Dung dịch là ...(a)... lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau. Chất tan là chất ...(b)…. trong chất lỏng. Chất lỏng hoà tan chất tan được gọi là ...(c)... Chất tan và dung môi tạo thành ...(d)... Chất rắn không tan trong chất lỏng được gọi là ...(e)...

Độ tan của một chất rắn trong nước được đo bằng lượng chất rắn có trong 100 gam …(g)... Độ tan của một chất phụ thuộc vào ...(h)...

Hướng dẫn trả lời:

(a) hỗn hợp                 (b) hoà tan                (c) dung môi                 (d) dung dịch

(e) chất không tan                                        (g) nước                         (h) nhiệt độ

Câu 6.6: Đọc thông tin và lựa chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ … trong các câu sau:

Cách pha chế 50 ml dung dịch NaOH nồng độ 1 M: cân ...(1)... gam NaOH, cho vào cốc thuỷ tinh dung tích 100 ml. Đổ dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ đến

...(2)... ml thì dừng lại, thu được ...(3)... ml dung dịch NaOH nồng độ ...(4)... M.

Hướng dẫn trả lời:

(1) 2,0                      (2) 50                      (3) 50                      (4) 1

Câu 6.7: Để kiểm tra độ tan của một chất rắn chưa biết, một nhóm học sinh cho chất rắn đó vào 200 ml nước. Kết quả cho thấy độ tan của chất rắn thay đổi ở các nhiệt độ khác nhau của nước. Cụ thể như sau:

Nhiệt độ của nước (°C)

25

30

45

55

65

70

75

Khối lượng chất rắn hoà tan (gam)

17

20

32

40

46

49

52

a) Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lượng chất rắn hoà tan và nhiệt độ của nước.

b) Dự đoán lượng chất rắn có thể bị hoà tan vào nước tại 35 °C và 80 °C.

c) Từ kết quả thu được ở trên, có thể rút ra được kết luận gì về độ tan của chất?

Hướng dẫn trả lời:

a) 

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch

b) Lượng chất rắn có thể bị hoà tan vào 200 ml nước ở 35 °C là khoảng 24 gam ở 80 °C là khoảng 56 gam.

c) Từ kết quả thu được ở trên, có thể thấy độ tan của chất tăng khi nhiệt độ tăng.

Câu 6.8: Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn bão hoà ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 25 °C). Biết ở nhiệt độ này, muối ăn có độ tan là 36 gam/100 gam H$_{2}$O.

Hướng dẫn trả lời:

Độ tan của NaCl ở 25 °C là 36 gam/100 gam nước tức là cứ 100 gam nước có thể hoà tan 36 gam NaCl.

mNaCl = 36 gam; mdd = mNaCl + mnước = 36 + 100 = 136 (gam).

C% = $\frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100=\frac{36}{136}.100$ = 26,47%.

Hoặc áp dụng công thức C% = $\frac{S}{S+100}$ với S = 36.

Câu 6.9: Tính nồng độ mol của dung dịch sulfuric acid biết 250 ml dung dịch chứa 9,8 gam H$_{2}$SO$_{4}$.

Hướng dẫn trả lời:

Đổi 250 ml = 0,25 lít.

$n_{H_{2}SO_{4}}=\frac{m_{H_{2}SO_{4}}}{M_{H_{2}SO_{4}}}=\frac{9,8}{98}$ = 0,1 mol.

$C_{M}=\frac{n}{V}=\frac{0,1}{0,25}$ = 0,4 M.

Câu 6.10: Cần cho thêm bao nhiêu gam NaOH vào 120 gam dung dịch NaOH 20% để thu được dung dịch có nồng độ 25%?

Hướng dẫn trả lời:

Khối lượng NaOH và nước có trong dung dịch ban đầu là:

$m_{NaOH}=\frac{m_{ddNaOH}}{100}.C\%=\frac{120}{100}.20$ = 24 (gam).

mnước = 120 - 24 = 96 (gam).

Trong dung dịch mới, nước chiếm: 100 - 25 = 75%.

Khối lượng của dung dịch NaOH 25% là: $\frac{96.100}{75}$ = 128 (gam).

Vậy khối lượng NaOH cần thêm là: 128 - 120 = 8 (gam).

Câu 6.11: 25 ml sodium hydroxide 0,20 M phản ứng vừa đủ với 10 ml hydrochloric acid theo phương trình hoá học: HCl + NaOH → NaCl + H$_{2}$O.

Xác định nồng độ mol của dung dịch acid.

Hướng dẫn trả lời:

PTHH: HCl + NaOH → NaCl + H$_{2}$O

$n_{NaOH}$ = $C_{MddNaOH}$.V = 0,2.25.10$^{-3}$ = 5.10$^{-3}$ mol

Theo PTHH: $n_{HCl}$ = $n_{NaOH}$ = 5.10$^{-3}$ mol

Nồng độ mol của dung dịch acid là: 

$C_{MddHCl}=\frac{n_{HCl}}{V}=\frac{5.10^{-3}}{10.10^{-3}}$ = 0,5 M.

Câu 6.12: Quan sát dụng cụ chứa dung dịch hydrochloric acid 0,01 M (hình 6.1).

Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch

           Hình 6.1

a) Cho biết tên của dụng cụ thí nghiệm.

b) Xác định thể tích của dung dịch hydrochloric acid.

c) Tính số mol của hydrochloric acid trong dụng cụ trên.

Hướng dẫn trả lời:

a) Tên của dụng cụ thí nghiệm là ống đong.

b) Thể tích của dung dịch hydrochloric acid là 44 ml (cm$^{3}$).

c) Tính số mol của hydrochloric acid: 0,044 × 0,01 = 4,4 × 10$^{-4}$ (mol).

Câu 6.13: Từ dung dịch NaCl 1 M, hãy trình bày cách pha chế 250 ml dung dịch NaCl 0,2 M.

Hướng dẫn trả lời:

Cách pha chế 250 ml dung dịch NaCl 0,2 M:

Tính toán:

- Tìm số mol NaCl có trong dung dịch cần pha chế:

$n_{NaCl}$ = $C_{M}$.V = 1.250.10$^{-3}$ = 0,05 (mol).

- Tìm thể tích dung dịch NaCl 1 M trong đó có hòa tan 0,05 mol NaCl.

$V=\frac{n}{C_{M}}=\frac{0,05}{1}$ = 0,05 lít = 50 ml.

Cách pha chế:

- Đong lấy 50 ml dung dịch NaCl 1 M cho vào bình tam giác.

 

- Thêm dần dần nước cất vào bình cho đủ 250 ml. Lắc đều, ta được 250 ml dung dịch NaCl 0,2 M cần pha chế.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập khoa học 8 cánh diều, Giải SBT khoa học tự nhiên 8 CD bài 6, Giải sách bài tập khoa học 8 CD bài 6: Nồng độ dung dịch

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com