Hướng dẫn giải nhanh Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn khoa học tự nhiên 8 bộ sách cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Khi hòa chất rắn·vào nước, có chất tan nhiều, có chất tan ít, có chất không tan trong nước. Làm thế nào để so sánh khả năng tan của trong nước của các chất và xác định khối lượng chất tan có trong một dung dịch?

Hướng dẫn trả lời:

- Cần xác định khối lượng chất có khả năng hoà tan trong 1 lượng nước xác định

- Dựa vào nồng độ dung dịch.

I. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC

1. Định nghĩa độ tan

Câu 1: Dung dịch bão hòa là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Câu 2: Tính khối lượng sodium chloride cần hòa tan trong 200 gam nước ở 20$^{\circ}$C để thu được dung dịch sodium chloride bão hòa.

Hướng dẫn trả lời:

Với 100 gam nước, khối lượng sodium chloride cần là 35,9 gam

=> Với 200 gam nước, cần: 2 x 35,9 = 71,2 (gam).

2. Cách tính độ tan của một chất trong nước

Luyện tập 1: Tính độ tan của muối sodium nitrate (NaNO3) ở 0$^{\circ}$C, biết để tạo ra dung dịch NaNO3 bão hòa ở nhiệt độ này, người ta cần hòa tan 14,2 gam muối trong 20 gam nước.

Hướng dẫn trả lời:

S =  $\frac{14,2.100}{20}$  = 71 (g/100g H2O).

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ tan của chất rắn trong nước

Luyện tập 2:

a) Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 30oC?

b) Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở nhiệt độ 60$^{\circ}$C?

Hướng dẫn trả lời:

Ở 60$^{\circ}$C:  $\frac{288,8.250}{100}$  = 722 gam đường

Ở 30$^{\circ}$C: $\frac{216,7.250}{100}$ = 541,75 gam đường.

II. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm

Vận dụng

Câu 1: Dung dịch D - glucose 5% được sử dụng trong y tế làm dung dịch truyền, nhằm cung cấp nước và năng lượng cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể hoặc sau phẫu thuật. Biết trong một chai dịch truyền có chứa 25 gam đường D - glucose. Tính khối lượng dung dịch và khối lượng nước có trong chai dịch truyền đó.

Hướng dẫn trả lời:

Khối lượng dung dịch 

mdd =  $\frac{mD - glucose x 100}{C%}$  =  $\frac{25.100}{5}$  = 500 (gam)

Khối lượng nước 

mnước = mdd - mct = 500 - 25 = 475 (gam).

Câu 2: Từ sodium chloride, nước và những dụng cụ cần thiết,  nêu cách pha 500 gam dung dịch sodium chloride 0,9%.

Hướng dẫn trả lời:

Khối lượng sodium chloride 

mct =  $\frac{mdd x C%}{100}$  = $\frac{500.0,9}{100}$  =  4,5 (gam)

Khối lượng nước 

mnước = mdd - mct = 500 - 4,5 = 495,5 (gam)

=> đong đủ 4,5 g sodium chloride và 495,5g (495,5 lít) nước, hoà tan muối trong nước được dung dịch cần pha.

2. Nồng độ mol của dung dịch

Luyện tập 3: Tính khối lượng chất tan cần để pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 0,1 M.

Hướng dẫn trả lời:

Số mol chất tan 

nCuSO4 = CM x V = 0,1 x 0,1 = 0,01 (mol)

Khối lượng chất tan 

mCuSO4  =  nCuSO4  x  MCuSO4  =  0,01 x 160 = 1,6 (g).

Tìm kiếm google: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 cánh diều , giải KHTN 8 CD, Giải KHTN 8 bài 6: Nồng độ dung dịch

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 Cánh diều mới

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Copyright @2024 - Designed by baivan.net