Câu 12.1: Trong các chất NaCl, Mg(OH)$_{2}$, CaO, MgCO$_{3}$, ZnCl$_{2}$, KOH, CuSO$_{4}$, NH$_{4}$NO$_{3}$, số lượng muối là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án C.
Các muối là: NaCl, MgCO$_{3}$, ZnCl$_{2}$, CuSO$_{4}$, NH$_{4}$NO$_{3}$
Câu 12.2: Trong các muối NaCl, CaCO$_{3}$, KNO$_{3}$, BaSO$_{4}$, CuSO$_{4}$, AgCl, MgCO$_{3}$, số lượng muối tan trong nước là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án A.
Muối tan trong nước là: NaCl, KNO$_{3}$, CuSO$_{4}$.
Câu 12.3: Viết công thức hoá học và tên gọi hai muối của mỗi acid HCl, H$_{2}$SO$_{4}$, HNO$_{3}$.
Hướng dẫn trả lời:
Acid | Công thức hóa học | Tên gọi |
HCl | NaCl | Sodium chloride |
FeCl2 | Iron(II) chloride | |
H2SO4 | CuSO4 | Copper (II) sulfate |
K2SO4 | Potassium sulfate | |
HNO3 | Mg(NO3)2 | Magnesium nitrate |
KNO3 | Potassium nitrate |
Câu 12.4: Có một số muối sau: MgSO$_{4}$, KNO$_{3}$, Ca$_{3}$(PO$_{4}$)$_{2}$, KC1.
a) Viết công thức hoá học của các acid tương ứng với các muối trên.
b) Viết tên gọi của các muối trên.
Hướng dẫn trả lời:
Muối | Tên gọi | Acid |
MgSO4 | Copper (II) sulfate | H2SO4 |
KNO3 | Potassium nitrate | HNO3 |
Ca3(PO4)2 | Calci phosphat | H3PO4 |
KCl | Potassium chloride | HCl |
Câu 12.5: Các chất sau: K$_{2}$SO$_{4}$, NaNO$_{3}$, Ca(OH)$_{2}$, CaCO$_{3}$, KOH, HNO$_{3}$, CO$_{2}$, SO$_{3}$, NaOH, H$_{2}$O là các chất phản ứng và các chất sản phẩm của ba phản ứng hoá học khác nhau. Hãy viết ba phương trình hoá học từ các chất trên.
Hướng dẫn trả lời:
2KOH + SO$_{3}$ → K$_{2}$SO$_{4}$ + H$_{2}$O
NaOH + HNO$_{3}$ → NaNO$_{3}$ + H$_{2}$O
Ca(OH)$_{2}$ + CO$_{2}$ → CaCO$_{3}$ + H$_{2}$O
Câu 12.6: Cho hai dung dịch muối NaCl, Na$_{2}$CO$_{3}$ lần lượt vào các dung dịch HCl, BaCl$_{2}$.
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
b) Phản ứng nào tạo ra chất khí, phản ứng nào tạo ra chất kết tủa (không tan trong nước)?
c) Dựa vào hiện tượng của các phản ứng trên, nêu cách phân biệt hai dung dịch muối NaCl và Na$_{2}$CO$_{3}$ bằng dung dịch HCl, dung dịch BaCl$_{2}$.
Hướng dẫn trả lời:
a) Phương trình hóa học:
Na$_{2}$CO$_{3}$ + 2HCl → 2NaCl + CO$_{2}$ + H$_{2}$O
Na$_{2}$CO$_{3}$ + BaCl$_{2}$ → BaCO$_{3}$ + 2NaCl
b) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch HCl, BaCl$_{2}$ thì không có phản ứng hoá học xảy ra.
Cho dung dịch Na$_{2}$CO$_{3}$ vào dung dịch HCl thì có phản ứng hoá học xảy ra và tạo thành chất khí thoát ra khỏi dung dịch.
Cho dung dịch Na$_{2}$CO$_{3}$ vào dung dịch BaCl$_{2}$ thì có phản ứng hoá học xảy ra và tạo thành chất không tan màu trắng.
c) Phân biệt hai dung dịch NaCl và Na$_{2}$CO$_{3}$ dựa vào các hiện tượng trên khi cho vào dung dịch HCl hoặc BaCl$_{2}$.
Câu 12.7: Chọn các chất thích hợp để điền vào vị trí dấu ? và hoàn thành các phương trình hoá học sau:
a) CO$_{2}$ + ? ⇢ K$_{2}$CO$_{3}$ + H$_{2}$O
b) Na$_{2}$CO$_{3}$ + ? ⇢ BaCO$_{2}$ + NaCl
c) Cu + ? ⇢ Cu(NO$_{3}$)$_{2}$ + Ag
d) KOH + ? ⇢ Mg(OH)$_{2}$ + K$_{2}$SO$_{4}$
Hướng dẫn trả lời:
a) CO$_{2}$ + 2KOH → K$_{2}$CO$_{3}$ + H$_{2}$O
b) Na$_{2}$CO$_{3}$ + BaCl$_{2}$ → BaCO$_{2}$ + 2NaCl
c) Cu + 2AgNO$_{3}$ → Cu(NO$_{3}$)$_{2}$ + 2Ag
d) 2KOH + MgSO$_{4}$ → Mg(OH)$_{2}$ + K$_{2}$SO$_{4}$
Câu 12.8: Các chất A, B, C là chất phản ứng, chất sản phẩm trong các phản ứng sau:
a) Mg + A ⇢ B + H$_{2}$
b) B + NaOH ⇢ Mg(OH)$_{2}$ + C
c) C + AgNO$_{3}$ ⇢ AgCl + NaNO$_{3}$
Hướng dẫn trả lời:
a) Mg + 2HCl → MgCl$_{2}$ + H$_{2}$
b) MgCl$_{2}$ + 2NaOH → Mg(OH)$_{2}$ + 2NaCl
c) NaCl + AgNO$_{3}$ → AgCl + NaNO$_{3}$
Câu 12.9: Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:
NaOH $\overset{(1)}{\rightarrow}$ Na$_{2}$CO$_{3}$ $\overset{(2)}{\rightarrow}$ Na$_{2}$SO$_{4}$ $\overset{(3)}{\rightarrow}$ NaCl
Hướng dẫn trả lời:
2NaOH + CO$_{2}$ → Na$_{2}$CO$_{3}$ + H$_{2}$O
Na$_{2}$CO$_{3}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ → Na$_{2}$SO$_{4}$ + CO$_{2}$ + H$_{2}$O
Na$_{2}$SO$_{4}$ + BaCl$_{2}$ → 2NaCl + BaSO$_{4}$
Câu 12.10: Cho ba chất sau: Ba(OH)$_{2}$, BaCl$_{2}$ và BaCO$_{3}$. Lập sơ đồ chuyển hoá các chất trên và viết các phương trình hoá học của phản ứng minh hoạ.
Hướng dẫn trả lời:
Sơ đồ 1: Ba(OH)$_{2}$ $\overset{(1)}{\rightarrow}$ BaCl$_{2}$ $\overset{(2)}{\rightarrow}$ BaCO$_{3}$
Sơ đồ 2: Ba(OH)$_{2}$ $\overset{(3)}{\rightarrow}$ BaCO$_{3}$ $\overset{(4)}{\rightarrow}$ BaCl$_{2}$
Phương trình hóa học:
(1) Ba(OH)$_{2}$ + 2HCl → BaCl$_{2}$ + 2H$_{2}$O
(2) BaCl$_{2}$ + Na$_{2}$CO$_{3}$ → BaCO$_{3}$ + 2NaCl
(3) Ba(OH)$_{2}$ + CO$_{2}$ → BaCO$_{3}$ + H$_{2}$O
(4) BaCO$_{3}$ + HCl → BaCl$_{2}$ + CO$_{2}$ + 2H$_{2}$O
Câu 12.11: Cho các chất sau: Mg, MgCl$_{2}$, MgO, Mg(OH)$_{2}$, MgSO$_{4}$.
a) Lập sơ đồ chuyển hoá giữa các chất trên.
b) Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá đã lập được.
Hướng dẫn trả lời:
a) Sơ đồ chuyển hóa giữa các chất:
Sơ đồ 1: Mg $\overset{(1)}{\rightarrow}$ MgO $\overset{(2)}{\rightarrow}$ MgCl$_{2}$ $\overset{(3)}{\rightarrow}$ Mg(OH)$_{2}$ $\overset{(4)}{\rightarrow}$ MgSO$_{4}$
Sơ đồ 2: Mg $\overset{(1)}{\rightarrow}$ MgO $\overset{(2)}{\rightarrow}$ MgSO$_{4}$ $\overset{(3)}{\rightarrow}$ Mg(OH)$_{2}$ $\overset{(4)}{\rightarrow}$ MgCl$_{2}$
Sơ đồ 3: Mg $\overset{(1)}{\rightarrow}$ MgO $\overset{(2)}{\rightarrow}$ MgSO$_{4}$ $\overset{(3)}{\rightarrow}$ MgCl$_{2}$ $\overset{(4)}{\rightarrow}$ Mg(OH)$_{2}$
b) Phương trình hóa học:
2Mg + O$_{2}$ → 2MgO
MgO + 2HCl → MgCl$_{2}$ + H$_{2}$O
MgO + H$_{2}$SO$_{4}$ → MgSO$_{4}$ + H$_{2}$O
MgCl$_{2}$ + 2NaOH → Mg(OH)$_{2}$ + 2NaCl
MgSO$_{4}$ + 2NaOH → Mg(OH)$_{2}$ + Na$_{2}$SO$_{4}$
MgSO$_{4}$ + BaCl$_{2}$ → MgCl$_{2}$ + BaSO$_{4}$
Mg(OH)$_{2}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ → MgSO$_{4}$ + 2H$_{2}$O
Mg(OH)$_{2}$ + 2HCl → MgCl$_{2}$ + 2H$_{2}$O
Câu 12.12: Cho một chiếc đinh sắt vào 20 ml dung dịch CuSO$_{4}$ 0,1 M. Sau khi phản ứng kết thúc, thấy có kim loại màu đỏ được tạo thành.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
b) Giả sử CuSO$_{4}$ trong dung dịch phản ứng hết, tính khối lượng kim loại màu đỏ được tạo ra.
Hướng dẫn trả lời:
$n_{CuSO_{4}}$ = C$_{M}$.V = 0,1.20.10$^{-3}$ = 2.10$^{-3}$ (mol)
PTHH: Fe + CuSO$_{4}$ → FeSO$_{4}$ + Cu
Theo PTHH: $n_{CuSO_{4}}=n_{Cu}$
=> $m_{Cu}=2.10^{-3}.64$ = 0,128 (gam).
Câu 12.13: Cho 50 ml dung dịch Na$_{2}$CO$_{3}$ 0,1 M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch NaCl và khí CO$_{2}$ thoát ra.
a) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính thể tích khí CO$_{2}$ (ở đkc) được tạo thành (coi hiệu suất phản ứng là 100%).
Hướng dẫn trả lời:
$n_{Na_{2}CO_{3}}=0,1.50.10^{-3}=5.10^{-3}$ (mol).
PTHH: Na$_{2}$CO$_{3}$ + 2HCl → 2NaCl + CO$_{2}$ + H$_{2}$O
Theo PTHH:
$n_{HCl}=2n_{Na_{2}CO_{3}}=2.5.10^{-3}=0,01$ (mol).
$n_{CO_{2}}=n_{Na_{2}CO_{3}}=5.10^{-3}$ (mol).
a) Thể tích dung dịch HCl đã dùng:
V$_{HCl}$ = $\frac{n}{C_{M}}=\frac{0,01}{0,1}$ = 0,1 (lít).
b) Thể tích khí CO$_{2}$ (ở đkc) được tạo thành:
$V_{CO_{2}}=n_{CO_{2}}.24,79=5.10^{-3}.24,79$ = 0,124 (lít).