Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Hướng dẫn giải bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là

A. nơi ở của sinh vật.

B. nơi làm tổ và kiếm ăn của sinh vật.

C. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật.

D. nơi kiếm ăn của sinh vật.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Câu 2: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là

A. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.

B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên cạn.

D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

Câu 3: Nhân tố sinh thái là

A. nhân tố hoá học trong môi trường xung quanh sinh vật.

B. nhân tố vật lí trong môi trường xung quanh sinh vật.

C. nhân tố sống có trong môi trường xung quanh sinh vật.

D. nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Nhân tố sinh thái là các nhân tố của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, gồm nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

Câu 4: Nhóm nhân tố chỉ gồm các nhân tố vô sinh là:

A. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, lá cây rụng, chất thải động vật.

B. đất, nước, không khí và các vi sinh vật sống trong đó.

C. độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, đất, nước và các sinh vật sống trong đó.

D. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, thực vật, động vật.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố vật lí, hóa học như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, gió, lá cây rụng, chất thải động vật, …

Câu 5: Thực vật sống ở sa mạc thường có thân mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, rễ đâm sâu hoặc lan rộng. Nhân tố sinh thái nào không ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo của thực vật trong trường hợp này?

A. Nước và độ ẩm.              B. Nhiệt độ.              C. Gió.                D. Ánh sáng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo của thực vật trong trường hợp này là nước, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ.

Câu 6: Gấu bắc cực có lông dày và dài hơn so với gấu sông trong rừng nhiệt đới. Đây là ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào tới sinh vật?

A. Nước và độ ẩm.              B. Nhiệt độ.              C. Gió.                D. Ánh sáng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Câu 7: Chậu cây cảnh đặt ở ban công sau một thời gian sẽ có ngọn mọc vươn ra ngoài. Nhân tố sinh thái nào đã ảnh hưởng đến cây trong trường hợp này?

A. Nước và độ ẩm.              B. Nhiệt độ.              C. Gió.                D. Ánh sáng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh tới hình thái của sinh vật?

A. Các cây cải được gieo trồng với mật độ dày thường cao, còi cọc.

B. Cây mọc dưới tán thường có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm, nằm ngang.

C. Cây được bón đủ phân bón sinh trưởng phát triển tốt hơn các cây cùng loài không được bón phân.

D. Động vật vùng lạnh thường có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài sống ở vùng nóng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật.

=> Các cây cải được gieo trồng với mật độ dày thường cao, còi cọc do nhân tố hữu sinh (cây cải) tác động.

Câu 9: Giới hạn sinh thái là

A. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

B. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái nhất định.

C. giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất.

D. giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà thấp hơn hoặc cao hơn giá trị đó sinh vật sẽ chết.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái, ngoài giới hạn này sinh vật sẽ không tồn tại được.

Câu 10: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố

A. hạn chế.                  B. rộng.                   C. vừa phải.                   D. hẹp

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố rộng.

Câu 11: Con người có phải nhân tố sinh thái không? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Con người là một nhân tố sinh thái quan trọng vì hoạt động của con người có tác động trực tiếp (săn bắt, hái lượm hay nuôi trồng, chăm sóc các loài thực vật, động vật,...) hoặc gián tiếp (làm biến đổi môi trường sống theo hướng tiêu cực hoặc tích cực thông qua các hoạt động như chặt phá rừng, xây dựng các đập thuỷ điện, cải tạo đất, tưới tiêu,...) tới các sinh vật.

Câu 12: Dựa vào những hiểu biết về nhân tố sinh thái, con người đã chủ động điều khiển các nhân tố sinh thái về ngưỡng có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng và chính bản thân nhằm đem lại những lợi ích về kinh tế và sức khỏe. Tìm hiểu thực tế, lập bảng theo mẫu sau và hoàn thành bảng.

STT

Biện pháp điều khiển

Nhân tố được điều khiển

Tác dụng

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

STT

Biện pháp điều khiển

Nhân tố được điều khiển

Tác dụng

1

Tưới tiêu.

Nước, độ ẩm.

Đảm bảo độ ẩm đất nằm trong khoảng thuận lợi của loài cây trồng.

2

Trồng cây trong nhà lưới, nhà kính.

Nước, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, các sinh vật hại.

 

3

Sử dụng máy sục nước cho các ao hồ nuôi cá.

Hàm lượng khí oxygen hòa tan trong nước.

 

4

Gieo trồng đúng thời vụ.

Các nhân tố vô sinh như nước, nhiệt độ, ánh sáng, sinh vật hại,...

 

5

Thắp đèn vào ban đêm trong các trang trại gà đẻ trứng.

Ánh sáng.

Gà đẻ nhiều hơn 1 trứng/ngày.

Câu 13: Cho biết giới hạn về nhiệt độ của một số loài cá thường được nuôi ở nước như sau: cá rô phi: 5,6 - 42 °C; cá chép: 2 - 44 °C; cá ba sa: 18 - 40 °C; cá tra: 5 - 39 °C; Nếu em là một nông dân sống ở vùng miền núi phía bắc đang lựa chọn giống cá về nuôi thì em sẽ chọn giống cá nào ở trên? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Vào mùa đông, vùng núi phía bắc có thể có nhiệt độ xuống khoảng 0 °C, do đó chọn nuôi cá chép là phù hợp nhất.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập khoa học 8 cánh diều, Giải SBT khoa học tự nhiên 8 CD bài 38, Giải sách bài tập khoa học 8 CD bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com