Giải tiếng việt 4 VNEN bài 10A: Ôn tập 1

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Ôn tập 1. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động thực hành

1. Thi đọc thuộc lòng (theo phiếu)

2. Viết lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể từ bài 1A đến bài 3C vào bảng theo mẫu sau:

Tên bàiTác giảNội dung chínhNhân vật
................

=> Trả lời:

Tên bàiTác giảNội dung chínhNhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếuTô HoàiDế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
  • Nhà Trò
  • Dế Mèn
  • Bọn nhện
Thỏ và SócHà Mạnh HùngThỏ và Sóc là đôi bạn thân thiết. Sóc đã không bỏ bạn lúc nguy hiểm
  • Thỏ
  • Sóc
  • Chích Chòe
  • Voi
Người ăn xinTuốc-ghê-nhépSự quan tâm, đồng cảm của cậu bé và lòng biết ơn của ông lão
  • Tác giả
  • Ông lão ăn xin

 3. Lập bảng tổng kết cách viết tên riêng theo mẫu sau:

Các loại tên riêngCách viếtVí dụ
1. Tên người, tên địa lí Việt Nam.........................
2. Tên người, tên địa lí nước ngoài.........................

=> Trả lời:

Các loại tên riêngQuy tắc viếtVí dụ
Tên người, tên địa lí Việt NamViết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng

Hồ Chí Minh, Hà Nội

Đà Nẵng, Nguyễn Thị Trà My

Tên người, tên địa lí nước ngoài

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng phải có gạch nối

Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam

Lu-i Pa-xtơ

Pa-ri

Bắc Kinh

 4. Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:

Dấu câuTác dụng
a. Dấu hai chấm............
b. Dấu ngoặc kép............

=> Trả lời:

Dấu câuTác dụng
Dấu hai chấm
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
  • Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
Dấu ngoặc kép
  • Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay người được câu văn nhắc đến
  • Nếu lời nới trực tiếp là một câu  trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm
  • Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt

 6. Viết các từ ngữ đã học theo chủ điểm:

Nhân hậu - Đoàn kếtTrung thực - Tự trọngƯớc mơ
M. Nhân hậuM. Trung thựcM. Ước mơ
..............................

=> Trả lời:

Nhân hậu - Đoàn kếtTrung thực - Tự trọngƯớc mơ
M. Nhân hậuM. Trung thựcM. Ước mơ

Nhân ái, nhân từ, nhân đức,

đôn hậu, che chở, cưu mang, đùm bọc

Chính trực, ngay thẳng, thẳng tính,

thẳng thắn, trung nghĩa, trung thành, trung kiên

Ước ao, mong ước, ước nguyện,

nguyện cầu, cầu mong

 7. a. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ ứng với mỗi chủ điểm nêu ở hoạt động 7.

M: Nhân hậu - Đoàn kết: Lá lành đùm lá rách

     Trung thực - Tự trọng: Thẳng như ruột ngựa

      Ước mơ: Cầu được ước thấy

b. Đặt câu với một thành ngữ hoặc tục ngừ em vừa tìm được và viết vào vở.

M: Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, lớp chúng em đã quyên góp sách vở giúp các bạn vùng lũ lụt.

=> Trả lời:

  • Thương người như thể thương thân: Một miếng khi đói bằng một gói khi no

Đặt câu: Với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, lớp chúng em đã quyên góp sách vở giúp các bạn vùng lũ lụt

  • Măng mọc thẳng: cây ngay không sợ chết đứng

Đặt câu: Mọi người bảo Loan ăn cắp đồ của bạn nhưng Loan không sợ vì cây ngay không sợ chết đứng.

  • Trên đôi cánh ước mơ: Cầu được ước thấy

Đặt câu: Hoa đang muốn có một chiếc váy nào ngờ chiều nay đi học về Hoa được mẹ tặng váy làm quà sinh nhật đúng là cầu được ước thấy.

Hoạt động ứng dụng

1. Cùng người thân tìm đọc các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân ái

=> Trả lời:

Ví dụ: 

Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân ái:

  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã

  • Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều

  • Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

  • Một miếng khi đói bằng một gói khi no

  • Nhường cơm sẻ áo

  • Thương người như thể thương thân

  • Nhiễu điều fủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng

2. Chơi trò chơi: Tìm 10 từ có tiếng nhân với nghĩa là "người" hoặc "lòng thường người"

=> Trả lời:

10 từ có tiếng nhân với nghĩa là "người" hoặc "lòng thường người" là:

  • Nhân dân

  • Nhân đạo

  • Nhân nghĩa

  • Nhân ái

  • Công nhân

  • Nhân từ

  • Nhân tâm

  • Nhân hậu

  • Nhân đức

  • Nhân tài

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net