Giải tiếng việt 4 VNEN bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Cha ông nhân hậu tuyệt vời. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát tranh trả lời câu hỏi:

a. Những người trong tranh là ai?

b. Họ đang làm gì?

=> Trả lời:

Quan sát bức tranh em thấy:

a. Những người trong tranh là ông tiên, cô gái.

b. Họ đang làm: Ông tiên dặn dò cô gái điều gì đó, cô gái xinh đẹp bước ra từ đóa sen hồng

3. Chọn lời giải thích ở cột phải phù hợp với từ ngữ ở cột trái

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời

=> Trả lời:

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Câu thơ nào cho ta biết vì sao tác giả yêu truyện cổ tích nước nhà?

(2) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Em còn biết những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?

(3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

a. Truyện cổ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn thế hệ cha ông.

b. Các bạn thiếu nhi rất thích đọc truyện cổ.

c. Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ phải.

=> Trả lời:

(1) Câu thơ nào cho ta biết tác giả yêu truyện cổ tích nước nhà là: Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.

(2) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ: Tấm Cám và Đẽo cày giữa đường

Những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta mà em biết là: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sự tích cây khế, Sự tích trầu cau.

(3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài là:

Đáp án: c. Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ phải.

6. Các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình

7. Đọc thầm truyện sau: "Thỏ và sóc".

8. Tìm hiểu về hành động của nhân vật trong truyện

Thảo luận, trả lời câu hỏi, nêu nhận xét:

(1) Sóc có những hành động nào?

  • Khi Thỏ định hái chùm quả trên cao, Sóc...

  • Thỏ cố với, trượt chân ngã nhào, Sóc...

  • Cành cây sắp gãy, Chích Chòe bảo buông Thỏ ra, nếu không Sóc có thế rơi xuống đá, Sóc...

  • Thỏ khóc bảo Sóc buông ra nếu không sẽ bị rơi theo, Sóc...

(2) Những hành động của Sóc cho ta biết Sóc là người như thế nào?

(3) Các hành động nói trên được kể theo thứ tự như thế nào?

=> Trả lời:

(1) Câu thơ nào cho ta biết tác giả yêu truyện cổ tích nước nhà là: Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.

(2) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ: Tấm Cám và Đẽo cày giữa đường

Những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta mà em biết là: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sự tích cây khế, Sự tích trầu cau.

(3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài là:

Đáp án: c. Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ phải.

B. Hoạt động thực hành

1. Điền tên nhân vật vào chỗ trống trong Phiếu học tập.

Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích tốt bụng, hay giúp bạn. Còn sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi. Dưới đây là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện Bài học quý. Em hãy điền tên nhân vật (Chích hoặc sẻ) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện:

1. Một hôm, ... được bà gửi cho một hộp hạt kê.

2. Thế là hằng ngày ... nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.

3. ... đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.

4. Khi ăn hết, ... bèn quẳng chiếc hộp đi.

5. ... không muốn chia cho .... cùng ăn.

6. ... bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.

7. Gió đưa những hạt kê còn sót lại trong hộp bay xa.

8. ... vui vẻ đưa cho ... một nửa.

9. ... ngượng nghịu nhận quà của ... và tự nhủ: “... đã cho mình một bài học quý về tình bạn.”

(Các hành động cần được sắp xếp theo thứ tự:...)

=> Trả lời:

Điền và sắp xếp như sau:

1. Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê.

5. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn.

2. Thế là hằng ngày Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.

4. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi.

7. Gió đưa những hạt kê còn sót lại trong hộp bay xa.

3. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.

6. Chích bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.

8. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa.

9. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ: “ Chích đã cho mình một bài học quý về tình bạn.”

3. Kể lại câu chuyện "Nàng tiên Ốc".

Dựa vào những câu hỏi sau, kể lại câu chuyện bằng lời của mình:

a. Bà lão nghèo làm gì để sinh sống?

b. Ba lão đã bắt được con ốc như thế nào?

c. Bà lão đã làm gì khi bắt được ốc?

d. Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?

e. Khi rình xem, bà lão thấy gì?

=> Trả lời:

NÀNG TIÊN ỐC

Câu chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn. Bà luôn sống cô đơn trong chiếc lều rách nát, nhỏ hẹp chỉ đủ để che nắng che mưa, nhưng cũng chẳng đủ để ngăn cản những đợt gió rét lạnh khi mùa đông về. Hơn nữa bà cũng chẳng có con hay là cháu để ở bên cạnh chăm nom, đỡ đần mỗi khi trái gió trở trời hay ốm đau, bệnh tật.

Hằng ngày thì bà lão đều phải ra đồng để mò cua và bắt ốc, sau đó lại đem chúng đi đổi thành tiền để mua gạo, mua rau sống cho qua ngày.

Vào một ngày nọ, trong lúc bà mải mê bắt ốc thì vô tình bắt được con ốc đẹp đẽ vô cùng. Con ốc này có vỏ màu xanh ngọc bích, cũng chỉ to hơn một chút so với ngón cái của bà lão, nhưng lại tỏa ra được những ánh sáng đẹp lấp lánh khi soi dưới ánh sáng mặt trời.

Bà lão vô cùng vui mừng, liền nâng niu nó trên đôi tay nhăn nheo, gầy guộc và chất đầy những vết chai sạn của mình. Bởi vì thương cho con ốc đẹp nên bà chẳng đem nó đi bán, bà đem nó về nhà mình và nuôi nó trong chiếc chum nước để ngay sân nhà.

Và như thường lệ, ngày nào bà cũng chăm chỉ, cặm cụi để làm công việc quen thuộc của mình. Mỗi ngày bà vẫn mang giỏ ra đồng để bắt ốc, mò cua. Tuy nhiên thì mỗi khi về nhà bà lại ngạc nhiên vô cùng. Bởi vì sân nhà đều được quét tước sạch sẽ tươm tất, còn vườn rau ở phía sau thì được nhặt cỏ sạch sẽ, trên bàn có sẵn cơm dẻo canh ngọt tinh tươm hết cả. Dù bà lão có cố sức nghĩ nhưng cũng chẳng thể nào đoán ra được người nào lại tốt bụng mà giúp mình những công việc này.

Ngày hôm sau thì bà cũng vẫn rời nhà ra đồng, tuy nhiên thì khi giữa buổi, bà lão quyết định quay về nhà để tìm hiểu thực hư mọi chuyện ra sao. Khi đến cổng nhà thì bà bỗng nhẹ bước chân, rón ra rón rén bước tới và núp ở sau cửa, bà muốn rình xem người nào đã giúp bà dọn nhà, nấu cơm mấy ngày hôm nay.

Bà lão đã trông thấy được từ trong chum nước, có một cô gái rất xinh đẹp bước ra ngoài, cô có làn da trắng hồng, có đôi mắt đen to tròn như là mắt của bồ câu, đôi mắt xinh đẹp ấy ẩn dưới hàng lông mi dài cong vút. Cô có một mái tóc dài đen ánh và óng ả. Trên người cô khoác chiếc áo dài màu xanh ngọc bích, và dáng đi của cô thì rất nhẹ nhàng và uyển chuyển.

Cô làm việc nhà rất thành thạo và nhanh thoăn thoắt. Từ việc dọn dẹp cửa nhà, cho tới việc quét sân hay là nhổ cỏ vườn rau, cô làm đều rất nhanh nhẹn và sạch sẽ. Sau khi hoàn thành hết những công việc đó thì cô bắt tay vào đong gạo để nấu cơm.

Nhìn lén đến lúc này, bà lão cũng nhận ra được mọi chuyện. Bà liền nhẹ nhàng đi tới chỗ chum nước, nhanh tay lấy cái vỏ ốc để đập vỡ ra. Khi nghe có tiếng động thì cô gái xinh đẹp vội vội vàng vàng chạy về phía chum nước định chui lại vào trong chiếc vỏ ốc của mình, nhưng mà mọi việc đã muộn rồi, chiếc vỏ ốc của cô đã bị bà lão đập bể tan tành.

Bà lão bước tới ôm chầm lấy cô gái và bảo:

– Con gái à! Con hãy ở lại với mẹ đi!

Kể từ đó về sau thì bà lão cùng với cô gái xinh đẹp sống cùng nhau vui vẻ, hạnh phúc.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com