Giải tiếng việt 4 VNEN bài 17B: Một phát minh nho nhỏ

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Một phát minh nho nhỏ. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

a. Tranh vẽ cảnh gì?

b. Công chúa làm gì? Chú hề làm gì?

=> Trả lời:

a. Tranh vẽ cảnh chú hề ngồi cạnh công chúa trong phòng ở hoàng cung.

b. Công chúa đang nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiêc dây chuyền ở cổ. Chú hề đang dò xét suy nghĩ của công chúa về hai mặt trăng. 

2-3: Đọc, giải thích, luyện đọc bài: Rất nhiều mặt trăng (tiếp)

4. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1). Nhà vua lo lắng về điều gì?

(2). Vì sao các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua?

a. Vì họ vẫn nghĩ che giấu mặt trăng theo cách của người lớn.

b. Vì họ không hiểu cách nghĩ về mặt trăng của công chúa.

c. Vì cả hai điều trên.

(3). Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng dể làm gì?

(4). Công chúa đã trả lời thế nào?

(5). Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?

a. Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em.

b. Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hằng ngày.

c. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

=> Trả lời:

(1). Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.

(2). Các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua vì:

  • Đáp án đúng là: c. Vì cả hai điều trên.

(3). Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng khác.

(4). Công chúa cho rằng mặt trăng cũng giông những sự vật khác. Khi cái này mất đi thì cái khác sẽ mọc lên.

(5). Cách giải thích của công chúa nói lên điều:

  • Đáp án đúng là: c. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

5. Tìm hiểu đoạn văn trong bài vản miêu tả đồ vật.

Đọc bài văn “Cây bút máy” (sgk trang 187)

  • Xác định các đoạn văn trong bài.

  • Nêu nội dung chính của mỗi đoạn.

Viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm:

Các đoạn vănNội dung của đoạn văn
Đoạn 1: .... 
Đoạn 2: ..... 
Đoạn 3: ...... 
Đoạn 4: ..... 
=> Trả lời:

Viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm:

Các đoạn vănNội dung của đoạn văn
Đoạn 1: từ Hồi học lớp 2 đến bằng nhựa.      Giới thiệu về cây bút máy
Đoạn 2: từ Cây bút máy đến bóng loáng.Miêu tả chi tiết các bộ phận của bút.
Đoạn 3: từ Mở nắp ra đến cất vào cặp.Nêu công dụng của bút và việc bảo quản cây bút của nhân vật.
Đoạn 4: từ Đã mấy tháng đến đồng ruộngNêu cảm nghĩ về cây bút.

B. Hoạt động thực hành

1. Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em

=> Trả lời:

Em có rất nhiều cây bút. Tuy nhiên em thích nhất là cây bút được ba tặng trong lần đi công tác vừa rồi. Cây bút của em có hình dáng nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng màu xanh biếc nom nhẵn bóng. Nổi bật trên cây bút là dòng chữ màu trắng “ Bút luyện chữ đẹp“ với những hoa văn vàng và đỏ làm cho thân bút thêm đẹp. Càng về phía dưới thân bút thon dần lại như búp măng. Phần cầm bút làm bằng sắt sáng loáng vừa vặn với tay cầm. Nắp bút được mạ kền bóng loáng. Phía trên là một chiếc kẹp màu vàng óng được dùng để kẹp vào sách vở mỗi khi viết xong.

3. Dựa vào tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.

(trang 188 sgk vnen tiếng việt 4 tập 1)

=> Trả lời:

Tranh1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm, trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân có run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé

Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

“Thế là vì sao nhỉ ? Mình nhất định phải tìm hiểu rõ !”- Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.

Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em : 

- Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.

 - Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. – Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về “thành quả nghiên cứu của mình” .

- Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi nước rớt ra thì nước lại càng dễ trượt. Lần trước mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

- Không tin thì anh hãy thử mà xem !

Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói .

Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.

Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo :

- Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà !

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com