Giải tiếng việt 4 VNEN bài 5A: Làm người trung thực, dũng cảm

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Làm người trung thực, dũng cảm. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. a. Quan sát bức tranh sau:

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 5A: Làm người trung thực, dũng cảm

b. Nói về bức tranh theo gợi ý:

  • Tranh vẽ những gì?

  • Những người trong tranh là ai, họ đang làm gì?

c. Cùng đoán: Bài đọc nói về chuyện gì?

=> Trả lời:

b. Quan sát bức tranh ta thấy:

  • Tranh vẽ một ông vua chỉ cho cậu bé xem mọi người dùng trâu, bò, voi mang thóc đến nộp.

  • Những người trong tranh là dân chúng, họ mang thóc đến nộp để được làm vua.

c. Theo em, bài đọc nói về sự trung thực. 

2. Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài sau: Những hạt thóc giống

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 5A: Làm người trung thực, dũng cảm

=> Trả lời:

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 5A: Làm người trung thực, dũng cảm

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

(1) Nhà vua làm gì để chọn người nối ngôi?

(2) Hành động nào của chú bé Chôm khác với mọi người?

(3) Nhà vua đã giải thích như thế nào về sự thật thóc giống không nảy mầm?

(4) Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé Chôm vì cậu là người như thế nào?

a. Thông minh, nhanh trí

b. Trung thực, dũng cảm

c. Khôn ngoan, chín chắn

=> Trả lời:

(1) Để chọn người nối ngôi, nhà vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng. Vua lệnh rằng sẽ truyền ngôi cho người nộp nhiều thóc và phạt nặng kẻ nào không có thóc nộp.

(2) Khác mọi người, chú bé Chôm đã thú nhận cùng vua rằng mình không thể làm thóc nảy mầm được.

(3) Nhà vua giải thích rằng thóc vua đưa đã cho luộc kĩ, làm sao nảy mầm được.

(4) Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé Chôm vì cậu là người:

Đáp án: b. Trung thực, dũng cảm

B. Hoạt động thực hành

1. Trò chơi: Chọn từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực

Chia lớp thành 2 đội chơi. Cử 1 bạn làm trọng tài

Mỗi đội chơi nhận một hộp chứa các thẻ từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ trung thực.

(chính trực, ngay thẳng, dối trả, thật thà, gian dối, thật lòng, ngay thật, chân thật, thành thật, thật tâm, lừa dối, thẳng tính, gian lận, thật tình, lừa đảo, bộc trực, gian trá, thẳng thắn, lừa lọc, gian ngoan, gian giảo)

Thảo luận, xếp từ vào 2 nhóm: cùng nghĩa và trái nghĩa

Hết thời gian, hai đội dừng chơi, trọng tài tính điểm. Đội nào xếp được nhiều từ đúng hơn là đội thắng cuộc.

Từ cùng nghĩa với từ trung thựcTừ trái nghĩa với từ trung thực
........

=> Trả lời:

Từ cùng nghĩa với từ trung thựcTừ trái nghĩa với từ trung thực

chính trực, ngay thẳng, thật thà, thật lòng,

ngay thật, chân thật, thành thật, thật tâm,

thẳng tính, thật tình, bộc trực, thẳng thắn

dối trá, gian dối, lừa dối, gian lận,

lừa đảo, gian trá, lừa lọc, gian ngoan, gian giảo

 2. Mỗi bạn nói một câu có từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ "trung thực".

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng”?

a. Tin vào bản thân mình

b. Quyết định lấy công việc của mình

c. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

=> Trả lời:

Ví dụ:

  • Hùng đã gian lận trong bài kiểm tra và bị cô giáo phạt.

  • Nếu ai có lỗi bạn Nam thẳng thắn góp ý cho họ.

  • Hùng quên làm bài cô giáo, bạn thành thật nhận lỗi.

  • Bọn nhện gian ngoan đã ức hiếp Nhà Trò.

5. Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):

a. Chữ bắt đầu bằng l hoặc n:

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm ... giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng ... bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần ... em đã ... không tốt. Nhưng em thấy ... thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi ... bài.

b. Chữ có vần en hoặc eng:

Ngày hội, người người ... chân. Lan len qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện ... keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo len ấm, choàng khăn nhung màu ... Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rờ cầm ví, ... em ngoan.

=> Trả lời:

a. Chữ bắt đầu bằng l hoặc n:

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm lời giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng nộp bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần này em đã làm không tốt. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.

b. Chữ có vần en hoặc eng:

Ngày hội, người người chen chân. Lan len qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện leng keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo len ấm, choàng khăn nhung màu đen. Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rờ cầm ví, khen em ngoan.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net