Giải tiếng việt 4 VNEN bài 12C: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Hãy sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả màu sắc hoặc hình dáng của các sự vật trong tranh dưới đây

=> Trả lời:

Hình 1:

  • Con cò có bộ lông trắng như bông

  • Con cò trăng tinh như tuyết

Hình 2:

  • Ban đêm, trăng giống như chiếc đèn khổng lồ chiếu sáng cho trần gian

  • Ánh trăng sáng rực như chiếc bóng đèn khổng lồ.

2. Tìm hiểu cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất

Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập:

a. Chọn từ ngữ chỉ màu sắc ở cột A phù hợp với từ ngữ giải thích mức độ của màu sắc ở cột B...

a. Nối:

b. Gạch dưới từ ngữ thể hiện mức độ của đặc điểm sự vật trong các câu sau:

  • Tờ giấy này rất trắng.

  • Tờ giấy này trắng hơn.

  • Tờ giấy này trắng nhất

=> Trả lời:

a. Nối:

b. Từ ngữ thể hiện mức độ của đặc điểm sự vật trong các câu sau:

  • Tờ giấy này rất trắng.

  • Tờ giấy này trắng hơn.

  • Tờ giấy này trắng nhất

2. Từ các ví dụ trên, em hãy chỉ ra các cách để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất

=> Trả lời:

Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau:

1. Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho ( ví dụ: trăng trắng, xanh xanh, đo đỏ,...)

2. Thêm các từ rất, quá, lắm,… vào trước hoặc sau tính từ (ví dụ: rất đẹp, quá hay, hát hay, giỏi nhất....)

3. Tạo ra phép so sánh (ví dụ: trắng như tuyết, đen như gỗ mun, đỏ như máu....)

3. Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn sau và ghi vào vở theo mẫu:

Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:

Hoa cà phê thơm lắm em ơi

Hoa cùng một điệu với hoa nhài 

Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng 

Như miệng em cười đâu đây thôi. 

Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và toả ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp  hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết  hơn.

=> Trả lời:

Những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn trên là:

  • Thơm đậm và ngọt

  • Rất xa

  • Thơm lắm

  • Trong ngà, trắng ngọc

  • Trắng ngà ngọc

  • Đẹp hơn

  • Lộng lẫy hơn 

  • Tinh khiết hơn.

4. Thi tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ, cao, vui. Viết từ ngữ tìm được vào bảng nhóm.

ĐỏCaoVui

M. - đỏ chót, đo đỏ

    - Rất đỏ, đỏ quá

     - đỏ như gấc

..........

.............

................

..........

..............

..................

=> Trả lời:

ĐỏCaoVui
  • đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ thắm, đỏ choét, .

  • rất đỏ, đỏ quá, đỏ lắm, quá đỏ, .

  • đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son, .

  • cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vòi vọi, .

  • rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao, .

  • cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi, .

  • Vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng, .
  • Rất vui, vui lắm, vui quá, .
  • Vui hơn, vui nhất, vui như Tết, vui hơn Tết....

5. Đặt câu với từ ngữ tìm được ở hoạt động 4. (Với mỗi đặc điểm, đặt một câu)

=> Trả lời:

ĐỏCaoVui

Bông hoa mào gà đỏ chót

Bức tranh của Nam tô đỏ quá nên nó không được đẹp

Thỏi son này có màu đỏ hơn thỏi cũ mà mẹ vẫn thường dùng

Cây cột cờ giữa trường em cao chót vót

Bạn Nam có điểm tổng kết năm học rất cao

Trong các học sinh lớp 4, Mai Anh là người cao nhất

Ở lớp, em luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người

Hôm nay, em được hai điểm 10 nên em rất vui.

Các em nhỏ vui như tết khi được các anh chị thanh niên tình nguyện tặng quà.

B. Hoạt động thực hành

Viết bài văn kể chuyện (kiểm tra viết)

Đề bài tham khảo:

1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu:

=> Trả lời:

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.

2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An- đrây-ca.

=> Trả lời:

Đến bây giờ, tôi vẫn còn thấy ân hận khi biết mình đã làm một việc sai trái. Tôi đã thất hứa với ông và cả mẹ nữa. Mong rằng sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, các bạn đừng để người nuôi dạy mình phải thất vọng vì mình như tôi nhé! Chuyện là thế này:

Năm ấy, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông nội ở một ngôi nhà nhỏ gần bờ sông Von-ga. Những người hàng xóm thân thiện thường đến nhà tôi chơi nên căn nhà lúc nào cũng vang lên tiếng cười đùa vui vẻ.

Một buổi chiều, đang tắm mát cho nụ hồng tươi tắn trước cửa nhà, tôi thấy ông nói với mẹ:

- Bố khó thở lắm...!

Mẹ vội vàng đỡ ông nằm xuống giường rồi bảo tôi đi mua thuốc. Vâng lời mẹ, tôi nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường đi, tôi gặp Tom và Nick cùng mấy đứa bạn trong làng đang chơi bóng đá. Nhìn thấy tôi, bọn chúng gọi: “Ê! nhập cuộc chứ An-đrây-ca!”. Tôi thầm nghĩ: “Hay mình cứ chơi độ 5 phút rồi mới đi, chắc chẳng sao đâu”. Đắn đo một lát rồi tôi cũng quyết định nhập cuộc.

Chơi một lúc lâu, tôi mới sực nhớ lời mẹ dặn. Tôi chạy như bay tới cửa hàng để mua thuốc cho ông.

Vừa bước vào nhà, tôi hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra, ông đã mất. Ôi! Nỗi buồn khủng khiếp khi mất người thân sao cứ dâng lên trong lòng tôi. Vậy là từ nay, tôi không được nhìn thấy gương mặt hiền hậu, đẹp lão của ông nữa. Không thể kìm nén được nỗl xúc động, tôi bật khóc và kể cho mẹ nghe mọi chuyện đã làm. Mẹ ôm lấy tôi an ủi:

- An-đrây-ca của mẹ, con không có lỗi, chẳng có thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ rằng mẹ đã nói đúng, cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo ông trồng và tự dằn vặt về lỗi lầm của mình.

3. Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.

=> Trả lời:

Tôi là một chủ tàu người Hoa, tôi vốn là một chủ tàu rất giỏi về vận tải đường thuỷ. Nhưng có lần, tôi đã phải thua một người được chúng tôi mệnh danh là “Vua tàu thuỷ” và “một bậc anh hùng kinh tế“, anh ấy tên là Bạch Thái Bưởi.

Bạch Thái Bưởi là một người mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ đi quẩy bán hàng rong. Tuổi thơ của anh rất vất vả. May sao, nhà họ Bạch thấy Bưởi khôi ngô, gương mặt đã toát lên anh là người rất thông minh. Nhà họ Bạch đã nhận Bưởi làm con nuôi và cho anh ăn học.

Năm 21 tuổi, anh làm thư kí cho một hàng buôn, nhờ chăm chỉ học hỏi, chẳng lâu sau, anh đã tự làm đủ mọi nghề: buôn gỗ, khai thác mỏ,… Anh là một con người giàu nghị lực nên có lúc mất trắng tay anh vẫn không nản chí.

Rồi đến lúc, Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang ngang ngược chiếm các đường sông miền Bắc. Bạch Thái Bưởi vốn là người thông minh nên anh đã nghĩ ra kế: Anh cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Anh dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” lên mỗi chiếc thuyền và bỏ một cái ống để ai đồng tình với anh thì bỏ tiền vào đó để tiếp sức cho chủ tàu. Rồi nhiều khách đồng tình với anh. Khách đi tàu của anh ngày càng đông. Chúng tôi đã phải bán lại tàu cho anh. Anh cho người sửa sang lại tàu và thuê người trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh có tới ba mươi chiếc tàu đủ mọi kích cỡ mang những cái tên lịch sử Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Đó là lí do chúng tôi đặt cho anh biệt danh là “Một bậc anh hùng kinh tế”.

Từ đó, chúng tôi học được từ anh một bài học: nếu có ý chí, nghị lực thì ắt việc gì cũng sẽ thành công.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com