Giải tiếng việt 4 VNEN bài 11B: Bền gan vững chí

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Bền gan vững chí. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Trao đổi về nội dung sau:

  • Thế nào là một người học sinh có chí?

  • Nêu ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có chí.

=> Trả lời:

Một người học sinh có chí là người không màng những khó khăn về gia đình, về học tập mà luôn luôn quyết tâm, cố gắng để đạt được những điều mà mình mong muốn, mình đã đặt mục tiêu từ trước đó.

Ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có chí là:

  • Gặp bài tập khó bỏ qua không làm nữa

  • Gia đình có chuyện nhỏ xảy ra đòi bỏ học

  • Bị thầy cô khiển trách nên nản chí không muốn học nữa....

2 - 3 - 4: Nghe thầy cô và bạn đọc rồi tự luyện đọc

5. Dựa vào nội dung các câu tục ngữ, sắp xếp chúng vào 3 nhóm:

=> Trả lời:

Nhóm 1
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim
  • Người có chí thì nên. Nhà có nền thì vững
Nhóm 2
  • Ai ơi đã quyết thì hành/ Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
  • Hãy lo bền chí câu cua/ Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
Nhóm 3
  • Thua keo này, bày keo khác.
  • Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
  • Thất bại là mẹ thành công.

 6. Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu?

Chọn ý em cho là đúng nhất để trả lời:

a. Ngắn gọn, có vần điệu

b. Có hình ảnh so sánh

c. Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh

=> Trả lời:

Đặc điểm của cách diễn đạt tục ngữ khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu là:

Đáp án đúng là: c. ngắn gọn, có vần điệu, dễ hiểu.

8. Em thích câu tục ngữ nào trong bài? Vì sao?

=> Trả lời:

Câu tục ngữ em thích nhất đó là: Có công mài sắt có ngày nên kim

Vì: trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.

B. Hoạt động thực hành

1. Đọc thầm câu chuyện sau: Bàn chân kì diệu

2. Dựa vào câu chuyện Bàn chân kì diệu, em và một bạn (đóng vai người thân) để trao đổi về tính cách đáng khâm phục của anh Nguyễn Ngọc Ký.

=> Trả lời:

Phân vai: Em đóng vai Con, bạn đóng vai mẹ

- Con: Chạy từ cổng vào, vừa chạy vưa hô to: Thưa bố mẹ con đã đi học về ạ!

- Mẹ: Con đi học về rồi đấy à, vào đây ngồi nghỉ với mẹ một tý rồi hai mẹ con cùng làm bữa tối nhé.

- Con: Vâng ạ! Mà mẹ ơi, con đố mẹ nhé! Theo mẹ, có ai mà viết chữ bằng chân mà chữ đẹp không?

- Mẹ: Viết chữ bằng chân mà lại đẹp ư? À mẹ nhớ rồi có Nguyễn Ngọc Ký đó con.

- Con: Gao, sao mẹ biết hay vậy, hôm nay con vừa được học bài đôi chân kì diệu nói về Nguyễn Ngọc Ký đó mẹ.

- Mẹ: Con đã học được gì, kể lại cho mẹ nghe nào con gái.

- Con: Dạ, thưa mẹ: Ký là người bị liệt cả hai tay nhưng rất ham học. Được nhận vào học, cô giáo và các bạn trong lớp hết lòng giúp đỡ. Ban đầu, cây bút được cặp vào ngón chân không theo được sự điều khiển của Ký nên giấy nhàu nát, mực dây bê bết. Thế là cô giáo thay bút chì cho Ký và Ký tiếp tục kiên nhẫn viết. Đôi lúc Ký bật ngửa ra, chân giơ cao, mặt nhăn nhó đau đớn vì bị chuột rút. Các bạn chạy đến xoa bóp cho Ký. Quá nản chí trước những khó khăn, Ký định thôi học. Nhưng nhờ cô giáo động viên, các bạn trong lớp mỗi người góp một câu, Ký lại tiếp tục. Với nghị lực và kiên trì tập luyện, Ký đã học kịp các bạn. Bao năm khô công, Ký thi đỗ đại học.

- Mẹ: Đó là một người có nghị lực phải không con?

- Con: Vâng ạ! Con nghĩ đây chính là tấm gương mà con và các bạn cần phải học tập.

- Mẹ: Con nói đúng rồi. Con người rất tài năng, không có gì là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân mình có muốn làm hay không thôi. Mẹ rất vui khi con gái của mẹ đã thực sự lớn khôn và trưởng thành.

- Con: Vậy mẹ còn chần chừ gì nữa, phải xông pha vào bếp thưởng cho con những món ngon đi chứ.

- Mẹ: Tuân lệnh công chúa của mẹ.

3. Quan sát các tranh và đọc lời kể dưới mỗi tranh

4. Kể lại chuyện Bàn chân kì diệu và nêu bài học mà mình học được ở Nguyễn Ngọc Ký

=> Trả lời:

Kể lại chuyện Bàn chân kì diệu:

  • Tranh 1: Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

  • Tranh 2: Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

  • Tranh 3: Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.

  • Tranh 4: Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.

  • Tranh 5: Cô giáo Cương sắp xếp cho Ký một chiếc chiếu cuối lớp để ngồi học, kẹp bút vào ngón chân để tập viết trên trang giấy.Những ngày đầu gặp bao nhiêu là khó khăn khi thì cây bút không chịu nghe lời, lúc thì trang giấy nhàu nát, khi thì mực bê bết,... có khi luyện viết nhiều quá, mỏi cơ Ký bị chuột rút. Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp

  • Tranh 6: Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp. Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. 

Điều mà em học được ở Nguyễn Ngọc Ký: Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó, giàu nghị lực, với tinh thần ham học quyết tâm vươn lên trở thành người có ích cho xã hội.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com