Giải toán 10 tập 2 CTST bài 1: Dấu của tam thức bậc hai

Giải bài 1: Dấu của tam thức bậc hai - Chương VII - Sách chân trời sáng tạo toán 10 tập 2. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Khởi động:

Câu vòm được thiết kế với thanh vòm hình Parabol và mặt cầu ở đi ở giữa. Trong hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ, phương trình của vòm cầu 

$y=h(x)=-0,006{{x}^{2}}+1,2x-30$. Với giá trị h(x) như thế nào tại vị trí $x(0\le x\le 200)$, vòm cầu: cao hơn mặt cầu, thấp hơn mặt cầu?

Giải toán 10 tập 2 CTST bài 1: Dấu của tam thức bậc hai

Trả lời:

  • Với giá trị h(x) > 0 thì vòm cầu cao hơn mặt cầu
  • Với giá trị h(x) < 0 thì vòm cầu thấp hơn mặt cầu.

 

1. Tam thức bậc hai

HĐKP1. Đồ thị của hàm số $y=f(x)=-{{x}^{2}}+x+3$ được biểu diễn trong Hình 1.

a) Biểu thức f(x) là đa thức bậc mấy?

b) Xác định dấu của f(2).

Trả lời:

a) Biểu thức f(x) là đa thức bậc hai.

b) Có: $f(2)=-{{2}^{2}}+2+3=1>0$

Vậy f(2) mang dấu dương.

Thực hành 1. Biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai? Nếu là tam thức bậc hai, hãy xét dấu của nó tại x =  1.

a)  $f(x)=-2{{x}^{2}}+x-1$

b)  $g(x)=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}} +1$

c) $h(x)=-{{x}^{2}}+\sqrt{2}x-3$

Trả lời:

a) Biểu thức $f(x)=-2{{x}^{2}}+x-1$ là một tam thức bậc hai.

$f(2)={{2.1}^{2}}+1-1=2>0$ => f(x) dương tại x =  1

b) Biểu thức $g(x)=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}} +1$ không là tam thức bậc hai.

c) $h(x)=-{{x}^{2}}+\sqrt{2}x-3$ là tam thức bậc hai. 

$h(x)=-{{1}^{2}}+\sqrt{2}.1-3=-4+\sqrt{2}\approx -2,6<0$ => h(x) âm tại x = 1.

Thực hành 2. Tìm biệt thức và nghiệm của tam thức bậc hai sau:

a) $y=f(x)=2{{x}^{2}}-5x+2$

b) $y=g(x)=-{{x}^{2}}+6x-9$

c) $y=h(x)=4{{x}^{2}}-6x+9$

Trả lời:

a) Tam thức bậc hai  $y=f(x)=2{{x}^{2}}-5x+2$ có : 

$\Delta ={{(-5)}^{2}}-4.2.2=9$ >0

=> f(x) có hai nghiệm phân biệt là:

  ${{x}_{1}}=\frac{-(-5)+\sqrt{9}}{2.2}=2$ và ${{x}_{2}}=\frac{-(-5)-\sqrt{9}}{2.2}=1$ 

 b) Tam thức bậc hai  $y=g(x)=-{{x}^{2}}+6x-9$ có : 

$\Delta ={{(6)}^{2}}-4.(-1).(-9)=0$ 

=> g(x) có nghiệm kép là: ${{x}_{1}}={{x}_{2}}=\frac{-6}{2.(-1)}=3$

c)  Tam thức bậc hai  $y=h(x)=4{{x}^{2}}-4x+9$ có : 

$\Delta ={{(-4)}^{2}}-4.4.9=-128$ < 0 

=> g(x) vô nghiệm.

 

2. Định lí về dấu của tam thức bậc hai

HĐKP2. Quan sát đồ thị của các hàm số bậc hai trong các hình dưới đây. Trong mỗi trường hợp, hãy cho biết:

Các nghiệm (nếu có) và dấu của biệt thức $\Delta $.

Các khoảng giá trị của x mà trên đó f(x) cùng dấu với hệ số của x2.

Trả lời:

  • Hình a: $y=f(x)=-{{x}^{2}}+2x-2$ 
    • $\Delta <0$ ; f(x) vô nghiệm

    • Có a = -1 < 0; f(x) <0, mọi $x\in \mathbb{R}$
  • Hình b: $y=f(x)=-{{x}^{2}}+2x-1$.
    • $\Delta = 0$;  f(x)  có nghiệm kép  x1 = x= 1
    • Có a =  -1 <0; f(x) <0, mọi x $x\in \mathbb{R}$\{1}
  • Hình c: $y=f(x)=-{{x}^{2}}+2x+3$
    • $\Delta > 0$ ; f(x) có hai nghiệm phân biệt: x1 = -1 và x= 3.
    • Có: a = -1 < 0; f(x) < 0  khi $x\in \left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 3;+\infty  \right)$.
  • Hình d: $y=f(x)={{x}^{2}}+6x+10$
    • $\Delta < 0$ ; f(x) vô nghiệm.
    • Có: a = 1 > 0; f(x) > 0 mọi $x\in \mathbb{R}$
  • Hình e: $y=f(x)={{x}^{2}}+6x+9$
    • $\Delta = 0$ ; f(x) có nghiệm kép  x1 = x= -3
    • Có: a = 1 > 0; f(x) > 0 mọi $x\in \mathbb{R}$\{-3}
  • Hình g: $y=f(x)={{x}^{2}}+6x+8$
    • $\Delta > 0$ ; f(x) có hai nghiệm phân biệt: x1 = -4 và x= -2.
    • Có: a = 1 > 0; f(x) > 0 khi $x\in \left( -\infty ;-4 \right)\cup \left( -2;+\infty  \right)$

Thực hành 3. Xét dấu của các tam thức bậc hai:

a) $f(x)=2{{x}^{2}}-3x-2$ 

b) $g(x)=-{{x}^{2}}+2x-3$

Trả lời:

a) $f(x)=2{{x}^{2}}-3x-2$ có: $\Delta =25$ > 0, hai nghiệm phân biệt là  x1 = $\frac{-1}{2}$ và x= -2.

Ta có bảng xét dấu f(x) như sau:

Giải toán 10 tập 2 CTST bài 1: Dấu của tam thức bậc hai

Vậy f(x) dương trong khoảng ($-\infty$;  $\frac{-1}{2}$ ) $\cup$ ($\frac{-1}{2}$ ; $+\infty$ ) và âm trong khoảng ($\frac{-1}{2}$ ; 2). 

b) $g(x)=-{{x}^{2}} +2x-3$ có: $\Delta =-8$ < 0 và a = -1 < 0.

Vậy g(x) âm với mọi $x\in \mathbb{R}$.

Vận dụng: Xét dấu của tam thức bậc hai $h(x)=-0,006{{x}^{2}}+1,2x-30$ trong bài toán khởi động và cho biết ở khoảng cách nào tính từ đầu cầu O thì vòm cầu: cao hơn mặt cầu, thấp hơn mặt cầu.

Trả lời:

$y=h(x)=-0,006{{x}^{2}}+1,2x-30$  có: $\Delta = \frac{18}{25} > 0$ hai nghiệm phân biệt là:

${{x}_{1}}=\frac{-1,2+\frac{3\sqrt{2}}{5}}{\frac{-3}{250}}=\frac{-6+3\sqrt{2}}{5}.\frac{250}{-3}=100-50\sqrt{2}$

${{x}_{2}}=\frac{-1,2-\frac{3\sqrt{2}}{5}}{\frac{-3}{250}}=\frac{-6-3\sqrt{2}}{5}.\frac{250}{-3}=100+50\sqrt{2}$.

Ta có bảng xét dấu f(x) như sau:

Giải toán 10 tập 2 CTST bài 1: Dấu của tam thức bậc hai

Vậy vòm cầu cao hơn mặt cầu khi $x\in \left( 100-50\sqrt{2};100+50\sqrt{2} \right)$ và thấp hơn mặt cầu khi $x\in \left( -\infty ;100-50\sqrt{2} \right)\cup \left( 100+50\sqrt{2};+\infty  \right)$

Trả lời: a)  $4{{x}^{2}}+3x+1$ là tam thức bậc hai có a = 4; b = 3; c = 1b) ${{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-1$ không là tam thức bậc haic) $2{{x}^{2}}+4x-1$ là tam thức bậc hai có a = 2; b = 4; c = -1
Trả lời: Giá trị của m để các đa thức sau là tam thức bậc hai:a) $ (m+1){{x}^{2}}+2x+m$ là tam thức bậc hai khi $m+1\ne 0\Leftrightarrow m\ne -1$b) $ m{{x}^{3}}+2{{x}^{2}}-x+m$ không là tam thức bậc hai.c) $ -5{{x}^{2}}+2x-m+1$ là tam thức bậc hai với mọi m.
Trả lời: a) $f(x)={{x}^{2}}+1,5x-1$ có $\Delta =\frac{25}{4}>0$ , hai nghiệm phân biệt là   ${{x}_{1}}=-2$ ; ${{x}_{2}}=\frac{1}{2}$ và a = 1 > 0Ta có bảng xét dấu f(x) như sau: Vậy f(x) dương trong hai khoảng $\left( -\infty ;\frac{1}{2} \right)$ và $\left( -2;+\infty  \right)$ và...
Trả lời: a. $\Delta$ = $4^{2}$ - 4.2.2 = 0. Và đa thức có nghiệm x= $\frac{-4}{2.2}$=-1Mặt khác a= 2> 0 nên f(x) luôn dương với mọi x khác -1b. $\Delta$ = $2^{2}$ - 4(-3).21 = 256 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt : x= $\frac{-2-\sqrt{256}}{2.(-3)}$ = 3; x = $\frac{-7}{3}$ và a= -1<0 nên...
Trả lời: Diện tích của khung dây thép khi chưa uốn là : 20.15 = 300 ($cm^{2}$)Diện tích của khung dây thép khi đã uốn là : (20 + x). (15-x) = 300 - 5x - $x^{2}$. Như vậy diện tích của khung sau khi uốn tùy thuộc vào giá trị của hàm số f(x) =  5x + $x^{2}$. Xét hàm số f(x) có $\Delta$ = $5^{2}$ - 4...
Trả lời: Hàm số h(x) có $\Delta$ = $1^{2}$ -4(-0,1)(-1) = 0,6 >0 nên sẽ có hai nghiệm phân biệt : $x_{1}$ = 9, $x_{2}$ = 1. và a= -0,1<0Vây :Bóng nằm cao hơn vành rổ khi bóng nằm trong khoảng (1;9)Bóng nằm thấp hơn vành rổ khi bóng nằm trong khoảng (-$\infty $; 1) và ( 9; $+\infty $)Bóng nằm...
Trả lời: Xét hàm số f(m) =  9$m^{2}$ + 2m + 3. Ta có $\Delta$ = $2^{2}$- 4.9.3 = -104 < 0 và có a= 9>0. Nên f(m) > 0 với mọi m nghĩa là 9$m^{2}$ + 2m >3
Trả lời: a. Hàm số 2$x^{2}$ + 3x + m + 1 có $\Delta$ = $3^{2}$ - 4.2(m+1) = 1-8m. và a= 2 > 0 nên: Để 2$x^{2}$ + 3x + m + 1 >0 với mọi $x\epsilon \mathbb{R}$ thì $\Delta$ < 0 => 1-8m < 0=> m> $\frac{1}{8}$b. Xét hàm số m$x^{2}$ + 5x - 3  có : $\Delta$ = $5^{2}$ - 4.m.(-3) = 25...
Tìm kiếm google: giải toán 10 tập 2 chân trời sáng tạo, giải toán 10 tập 2 sách mới, giải toán 10 tập 2 bài 1: Dấu của tam thức bậc hai ctst , giải bài 1: Dấu của tam thức bậc hai

Xem thêm các môn học

Giải toán 10 tập 2 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG VII. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

 
 
 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com