Giải toán 10 tập 2 CTST bài tập cuối chương IX

Giải bài tập chương IX - Sách chân trời sáng tạo toán 10 tập 2. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

1. Trong mặt phẳng Oxy, cho bốn điểm A(2; 1), B(1; 4), C(4; 5), D(5; 2).

a) Chứng minh ABCD là hình vuông. 

b) Tìm tọa độ tâm I của hình vuông ABCD.

Trả lời: 

a) Ta có: $\vec{AB}$ = (-1; 3), $\vec{DC}$ = (-1; 3) $\Rightarrow$ $\vec{AB}$ = $\vec{DC}$ 

$\Rightarrow$ ABCD là hình bình hành.

Lại có: $\vec{AD}$ = (3; 1) $\Rightarrow$ $\vec{AB}$. $\vec{AD}$ = -1. 3 + 3. 1 = 0

$\Rightarrow$ $\vec{AB}$ $\perp$ $\vec{AD}$ hay AB $\perp$ AD

$\Rightarrow$ Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.

Ta có: AD = |$\vec{AD}$| = $\sqrt{3^{2} + 1^{2}}$ = $\sqrt{10}$

          AB = |$\vec{AB}$| = $\sqrt{(-1)^{2} + 3^{2}}$ = $\sqrt{10}$

$\Rightarrow$ AB = AD $\Rightarrow$ Hình chữ nhật ABCD là hình vuông (đpcm).

b) Tâm I của hình vuông ABCD là trung điểm của AC $\Rightarrow$ I = ($\frac{2 + 4}{2}$; $\frac{1+5}{2}$) $\Leftrightarrow$ I = (3; 3)

Vậy I = (3; 3).

2. Cho AB và CD là dây cung vuông góc tại E của đường tròn (O). Vẽ hình chữ nhật AECF. Dùng phương pháp tọa độ để chứng minh EF vuông góc với DB.

Trả lời:

Chọn hệ tọa độ Oxy như hình vẽ. A(a; 0), B(b; 0), C(0; c), D(0; d). Hai dây cung AB và CD vuông góc với nhau tại E (trùng với gốc tọa độ O).

Giải toán 10 tập 2 CTST bài tập cuối chương IX

Vì ACEF là hình chữ nhật nên F(a; c). 

Gọi I là tâm đường tròn (O), K và H lần lượt là chân đường cao hạ từ I tới AB, CD.

$\Rightarrow$ K là trung điểm của AB $\Rightarrow$ K = ($\frac{a + b}{2}$; 0)

     H là trung điểm của CD $\Rightarrow$ H = (0; $\frac{c + d}{2}$)

$\Rightarrow$ I = ($\frac{a + b}{2}$; $\frac{c + d}{2}$)

Ta có: $\vec{IA}$ = (a - $\frac{a + b}{2}$; -$\frac{c + d}{2}$) = ($\frac{a - b}{2}$; -$\frac{c + d}{2}$)

         $\vec{IC}$ = ( -$\frac{a + b}{2}$; c - $\frac{c + d}{2}$) = (-$\frac{a + b}{2}$; $\frac{c - d}{2}$

Vì IA = IC (=R) $\Rightarrow$ $(\frac{a - b}{2})^{2}$ + $(-\frac{c + d}{2})^{2}$ = $(-\frac{a + b}{2})^{2}$ + $(\frac{c - d}{2})^{2}$

$\Leftrightarrow$ $(a - b)^{2}$ + $(c + d)^{2}$ = $(a + b)^{2}$ + $(c - d)^{2}$

$\Leftrightarrow$ $a^{2} - 2ab + b^{2} + c^{2} + 2cd + d^{2}$ = $a^{2} + 2ab + b^{2} + c^{2} - 2cd + d^{2}$

$\Leftrightarrow$ 4ab = 4cd $\Leftrightarrow$ ab = cd $\Leftrightarrow$ ab - cd = 0

Ta có: $\vec{EF}$ = (-a; -c}, $\vec{BD}$ = (-b; d)

$\Rightarrow$ $\vec{EF}$. $\vec{BD}$ = (-a).(-b) - c.d = ab - cd = 0 (chứng minh trên)

$\Rightarrow$ $\vec{EF}$ $\perp$ $\vec{BD}$ hay EF $\perp$ BD (đpcm).

3. Tìm tọa độ giao điểm và góc giữa hai đường thẳng $d_{1}$ và $d_{2}$ trong mỗi trường hợp sau:

a) $d_{1}$: x - y + 2 = 0 và $d_{2}$: x + y + 4 = 0;

b) $d_{1}$: $\left\{\begin{matrix}x = 1 + t\\y = 3 + 2t \end{matrix}\right.$ và $d_{2}$: x - 3y + 2 = 0;

c) $d_{1}$: $\left\{\begin{matrix}x = 2 - t\\y = 5 + 3t \end{matrix}\right.$ và $d_{2}$: $\left\{\begin{matrix}x = 1 + 3t'\\3 + 1t' \end{matrix}\right.$

Trả lời:

a) Đường thẳng $d_{1}$ và $d_{2}$ có vectơ pháp tuyến lần lượt là $\vec{n_{1}}$ = (1; -1) và $\vec{n_{2}}$ = (1; 1).

Ta có: $\vec{n_{1}}$. $\vec{n_{2}}$ = 1. 1 + (-1). 1 = 0 nên $\vec{n_{1}}$ và $\vec{n_{2}}$ là hai vectơ vuông góc $\Rightarrow$ $d_{1}$ $\perp$ $d_{2}$ $\Rightarrow$ ($d_{1}$, $d_{2}$) = $90^{\circ}$.

Giao điểm M của $d_{1}$ và $d_{2}$ là nghiệm của hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix}x - y + 2 = 0\\x + y + 4 = 0 \end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow$ $\left\{\begin{matrix}x = -3 \\y = -1\end{matrix}\right.$

Vậy $d_{1}$ và $d_{2}$ vuông góc và cắt nhau tại M(-3; -1).

b) Ta có: $\vec{u_{1}}$ = (1; 2) là vectơ chỉ phương của $d_{1}$ $\Rightarrow$ $\vec{n_{1}}$ = (2; -1) là vectơ pháp tuyến của $d_{1}$.

Phương trình tổng quát của $d_{1}$ đi qua điểm A(1; 3) và nhận $\vec{n_{1}}$ = (2; -1) làm vectơ pháp tuyến là: 2(x - 1) - (y - 3) = 0 $\Leftrightarrow$ 2x - y + 1 = 0

Đường thẳng $d_{2}$ có vectơ pháp tuyến là $\vec{n_{2}}$ = (1; -3)

Ta có: $\frac{2}{1}$ $\neq$ $\frac{-1}{-3}$ $\Rightarrow$ $\vec{n_{1}}$ và $\vec{n_{2}}$ là hai vectơ không cùng phương.

$\Rightarrow$ $d_{1}$ và $d_{2}$ cắt nhau. Giao điểm M của $d_{1}$ và $d_{2}$ là nghiệm của hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}2x - y + 1 = 0\\x - 3y + 2 = 0\end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow$ $\left\{\begin{matrix}x = \frac{-1}{5}\\y = \frac{3}{5}\end{matrix}\right.$

Ta có: cos($d_{1}$, $d_{2}$) = $\frac{|2. 1 + (-1). (-3)|}{\sqrt{2^{2} + (-1)^{2}}.\sqrt{1^{2} + (-3)^{2}}}$ = $\frac{\sqrt{2}}{2}$ $\Rightarrow$ ($d_{1}$, $d_{2}$) = $45^{\circ}$

Vậy $d_{1}$ cắt $d_{2}$ tại điểm M($\frac{-1}{5}$; $\frac{3}{5}$) và ($d_{1}$, $d_{2}$) = $45^{\circ}$.

c) Phương trình tổng quát của $d_{1}$ và $d_{2}$ lần lượt là:

$d_{1}$: 3x + y - 11 = 0 và $d_{2}$: x - 3y + 8 = 0

Ta có: $\vec{n_{1}}$. $\vec{n_{2}}$ = 3. 1 + 1. (-3) = 0 $\Rightarrow$ $\vec{n_{1}}$ $\perp$ $\vec{n_{2}}$ hay $d_{1}$ $\perp$ $d_{2}$ $\Rightarrow$ ($d_{1}$, $d_{2}$) = $90^{\circ}$.

Giao điểm M của đường thẳng $d_{1}$ và $d_{2}$ là nghiệm của hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}3x + y - 11 = 0\\x - 3y + 8 = 0\end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow$ $\left\{\begin{matrix}x = \frac{5}{2}\\y = \frac{7}{2}\end{matrix}\right.$

Vậy $d_{1}$ và $d_{2}$ vuông góc và cắt nhau tại M($\frac{5}{2}$; $\frac{7}{2}$).

4. Tính bán kính của đường tròn tâm M(-2; 3) và tiếp xúc với đường thẳng: 

d: 14x - 5y + 60 = 0

Trả lời:

Ta có: R = d(M; d) = $\frac{|14. (-2) - 5. 3 + 60|}{\sqrt{14^{2} + (-5)^{2}}}$ = $\frac{\sqrt{221}}{13}$

5. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng:

$\Delta$: 6x + 8y - 13 = 0     và      $\Delta'$: 3x + 4y - 27 = 0

Trả lời:

Ta có: $\frac{6}{3}$ = $\frac{8}{4}$ $\neq$ $\frac{-13}{-27}$ $\Rightarrow$ $\Delta$ // $\Delta'$

Lấy điểm A(0; $\frac{13}{8}$) $\in$ $\Delta$.

Ta có: d($\Delta$, $\Delta'$) = d(A; $\Delta'$) = $\frac{|4.\frac{13}{8}-27|}{\sqrt{3^{2} + 4^{2}}}$ = $\frac{41}{10}$

Trả lời: a) Phương trình đường tròn có dạng $(x - a)^{2} + (y - b)^{2}$ = $R^{2}$$\Rightarrow$ Đường tròn có tâm I(2; 7) và bán kính R = 8.b) Phương trình đường tròn có dạng $(x - a)^{2} + (y - b)^{2}$ = $R^{2}$$\Rightarrow$ Đường tròn có tâm I(-3; -2) và bán kính R = $2\sqrt{2}$.c) Phương trình có...
Trả lời: a) Phương trình đường tròn có tâm I(-2; 4) và bán kính R = 4 là:$(x  + 2)^{2} + (y - 4)^{2}$ = 16b) Ta có R = IA = $\sqrt{(4 - 1)^{2} + (5 - 2)^{2}}$ = $3\sqrt{2}$Phương trình đường tròn có tâm I(1; 2) và bán kính R = $3\sqrt{2}$ là:$(x - 1)^{2} + (y - 2)^{2}$ = 18c) Phương trình đường tròn...
Trả lời: Ta có: (C) có tâm I(5; 3).Phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại M(11; 11) là:(5 - 11)(x - 11) + (3 - 11)(y - 11) = 0$\Leftrightarrow$ -6x - 8y  + 154 = 0 $\Leftrightarrow$ 3x + 4y - 77 = 0
Trả lời: a) (E): $\frac{x^{2}}{100}$ + $\frac{y^{2}}{36}$ = 1Phương trình elip (E) có dạng: $\frac{x^{2}}{a^{2}}$ + $\frac{y^{2}}{b^{2}}$ = 1$\Rightarrow$ a = 10; b = 6 $\Rightarrow$ c = $\sqrt{a^{2} - b^{2}}$ = $\sqrt{10^{2} - 6^{2}}$ = 8$\Rightarrow$ Tọa độ các tiêu điểm là: (-8;...
Trả lời: a) Đỉnh (5; 0), (0; 4) $\Rightarrow$ a = 5; b = 4.$\Rightarrow$ Phương trình elip (E) là: $\frac{x^{2}}{25}$ + $\frac{y^{2}}{16}$ = 1.b) Đỉnh (5; 0) $\Rightarrow$ a = 5; tiêu điểm (3; 0) $\Rightarrow$ c = 3$\Rightarrow$ b = $\sqrt{a^{2} - c^{2}}$ = $\sqrt{5^{2} - 3^{2}}$ = 4$\...
Trả lời: a) $\frac{x^{2}}{16}$ - $\frac{y^{2}}{9}$ = 1Phương trình hypebol (H) có dạng: $\frac{x^{2}}{a^{2}}$ - $\frac{y^{2}}{b^{2}}$ = 1$\Rightarrow$ a = 4; b = 3 $\Rightarrow$ c = $\sqrt{a^{2} + b^{2}}$ = $\sqrt{4^{2} + 3^{2}}$ = 5$\Rightarrow$ Tọa độ các tiêu điểm là (-5; 0), (5...
Trả lời: a) Đỉnh (3; 0) $\Rightarrow$ a = 3; tiêu điểm (5; 0) $\Rightarrow$  c = 5.$\Rightarrow$ b = $\sqrt{c^{2} - a^{2}}$ = $\sqrt{5^{2} - 3^{2}}$ = 4$\Rightarrow$ Phương trình hypebol là: $\frac{x^{2}}{9}$ - $\frac{y^{2}}{16}$ = 1.b) Ta có: 2a = 8; 2b = 6 $\Rightarrow$ a = 4...
Trả lời: a) Phương trình parabol có dạng: $y^{2}$ = 2px $\Rightarrow$ p = 6$\Rightarrow$ Tọa độ tiêu điểm là (3; 0) và phương trình đường chuẩn là x + 3 = 0.b) Phương trình parabol có dạng: $y^{2}$ = 2px $\Rightarrow$ p = $\frac{1}{2}$$\Rightarrow$ Tọa độ tiêu điểm là ($\frac{1}{4}$; 0)...
Trả lời: a) Tiêu điểm (4; 0) $\Rightarrow$ p = 8$\Rightarrow$ Phương trình parabol (P) là: $y^{2}$ = 16x.b) Đường chuẩn có phương trình x = - $\frac{1}{6}$ $\Rightarrow$ p = $\frac{1}{3}$$\Rightarrow$ Phương trình parabol (P) là: $y^{2}$ = $\frac{2}{3}$x.c) Phương trình parabol (P) có dạng: $...
Trả lời: Tiêu điểm cách đỉnh 5 cm $\Rightarrow$ Tiêu điểm có tọa độ (5; 0) $\Rightarrow$ p = 10$\Rightarrow$ Phương trình parabol (P): $y^{2}$ = 20xTa có điểm A(45; $y_{A}$) $\in$ (P) nên thay tọa độ A vào phương trình (P), ta được:$y_{A}^{2}$ = 20. 45 $\Rightarrow$ $y_{A}$ = 30$\Rightarrow$...
Trả lời: a) Chọn hệ tọa độ như hình vẽ:Phương trình parabol (P) có dạng: $y^{2}$ = 2pxTa có: A(1; 3) $\in$ (P) nên thay tọa độ điểm A vào phương trình (P), ta được:$3^{2}$ = 2p. 1 $\Rightarrow$ p = $\frac{9}{2}$Vậy phương trình chính tắc của parabol (P) là: $y^{2}$ = 9x.b) Vì đường ống nằm ở tiêu...
Trả lời: Chọn hệ tọa độ như hình vẽ:Gọi phương trình parabol là $y^{2}$ = 2px.Gọi chiều cao của cổng là OH = h.Khoảng cách giữa hai chân cổng là AB = 192 $\Rightarrow$ AH = 96 $\Rightarrow$ điểm A có tọa độ (h; 96).Ta có: AC = 0,5; DH = MC = 2 $\Rightarrow$ điểm M có tọa độ (h - 2; 95,5).Vì A...
Trả lời: a) Chọn hệ tọa độ như hình vẽ:Gọi phương trình của parabol (P) có dạng: $y^{2}$ = 2px.Ta có: AB = 16, OH = 3 $\Rightarrow$ điểm A có tọa độ (3; 8).Vì A thuộc (P) nên thay tọa độ điểm A vào phương trình (P), ta được:$8^{2}$ = 2p. 3 $\Rightarrow$ p = $\frac{32}{3}$$\Rightarrow$ Phương trình...
Tìm kiếm google: giải toán 10 tập 2 chân trời sáng tạo, giải toán 10 tập 2 sách mới, giải toán 10 tập 2 bài tập cuối chương IX ctst , giải bài tập cuối chương 9 ctst

Xem thêm các môn học

Giải toán 10 tập 2 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG VII. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

 
 
 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com