BÀI 12: KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
(40 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Khu vực Đông Nam Á có quy mô GDP trong gia đoạn 2000 – 2020 như thế nào?
- Tăng nhẹ.
- Liên tục tăng.
- Giảm nhẹ.
- Giảm mạnh.
Câu 2. Năm 2020, GDP của các nước Đông Nam Á chiếm bao nhiêu % GDP toàn cầu?
- 3,6%.
B, 5,4%.
- 6,5%.
- 7,1%.
Câu 3. Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng?
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Mở rộng dịch vụ.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
Câu 4. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là?
- Công nghiệp dệt may, da dày.
- Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
- Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Câu 5. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là?
- Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
- Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
- Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
- Lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.
Câu 6. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp?
- Nhiệt đới.
- Cận nhiệt.
- Ôn đới.
- Hàn đới.
Câu 7. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á là?
- Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), vùng biển rộng, có nhiều ngư trường.
- Phương tiện đánh bắt ngày càng được đầu tư hiện đại.
Câu 8. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?
- Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Trồng lúa nước.
- Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 9. Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do?
- Thuyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
- Thị trường tiêu thụ snar phẩm luôn ổn định.
- Quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.
- Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.
Câu 10. Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
- Chăn nuôi bò.
- Khai thác và chế biến lâm sản.
- Nuôi cừu để lấy lông.
Câu 11. Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây là?
- Thái Lan.
- In-đô-nê-xi-a.
- Việt Nam.
- Phi-lip-pin.
Câu 12. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là.
- Lào, In-đô-nê-xi-a.
- Thái Lan, Việt Nam.
- Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
- Thái Lan, Ma-lai-xi-la.
Câu 13. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là?
- Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
- Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
- Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia.
- In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.
Câu 14. Đâu không phải là trung tâm công nghiệp lớn của khu vực Đông Nam Á?
- Băng Cốc (Thái Lan).
- Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
- Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
- To-ky-o (Nhật Bản)
Câu 15. Thương mại giữa các quốc gia trong khi vực chiếm khoảng bao nhiêu % tổng giá trị xuất khẩu của toàn khu vực?
- 20%.
- 25%.
- 30%.
- 35%.
Câu 16. Vì sao giao thông vận tải lại được chú trọng phát triển?
- Phát triển và hiện đại hóa nhằm phụ vụ sản xuất, đời sống của nhân dân.
- Tạo nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả B và B đều sai.
Câu 17. Tổng chiều dài đường sắt trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 là?
- 10 000km.
- 20 000km.
- 30 000km.
- 40 000km.
Câu 18. Quốc gia nào sau đây có ngành dịch vụ hàng hải phát triển nhất khu vực Đông Nam Á?
- Ma-lay-si-a.
- Thái Lan.
- Việt Nam.
- Xin-ga-po.
Câu 19. Đâu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cam-pu-chia?
- Ăng-co Vát.
- Ba-li.
- Băng Cốc.
- Ba-gan.
Câu 20. Nước đứng đầy về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là
- Thái Lan.
B.Việt Nam.
C.Ma-lai-xi-a.
D.In-đô-nê-xi-a.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là?
- Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Khai thác thế mạnh về đất đai.
- Thay thế cây lương thực.
- Xuất khẩu thu ngoại tệ.
Câu 2. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là?
- Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
- Thời tiết diến biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.
- Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Câu 3. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là?
- Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
- Tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau.
- Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
Câu 4. Kinh tế Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng tích cực biểu hiện ở?
- Kinh tế nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng.
- Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, lâm nghiệp.
- Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
- Đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là dịch vụ.
Câu 5. Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do?
- Mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường khai thác khoáng sản.
- Phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.
- Nâng cao trình độ người lao động.
Câu 6. Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu do?
- Vùng biển nhiều ngư trường, ngư dân nhiều kinh nghiệm.
- Ngư dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ mở rộng.
- Thị trường tiêu thụ mở rộng, tàu thuyền, ngư cụ nhiều hơn.
- Tàu thuyền, cư ngụ hiện đại hơn, thị trường tiêu thụ mở rộng.
Câu 7. Biện pháp chủ yếu nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á là?
- Mở rộng quá trình đô thị hóa.
- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.
- Kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.
- Tập trung đào tạo nghề cho lao động.
Câu 8. Quốc giao nào dau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng GDP?
- Thái Lan.
- Mai-lai-xi-a.
- Xin-ga-po.
- In-đô-nê-xi-a.
Câu 9. Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là?
- Mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.
- Đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật.
- Ô nhiễm môi trường.
- Thất nghiệp và thiếu việc làm.
Câu 10. Tuyến đường xuyên Á đi qua những quốc gia nào của khu vực Đông Nam Á lục địa?
- Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Phi-lip-pin.
- In-do-ne-xi-a, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Lào.
- Việt Nam, Lào, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Cam-pu-chia, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ La Tinh là?
- Thế mạnh về trồng cây lương thực.
- Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
- Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
- Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.
Câu 2. Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do?
- Sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
- Năng suất tăng lên nhanh chóng.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
- Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.
Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới
Năm | 1985 | 1995 | 2013 |
Đông Nam Á | 3,4 | 4,9 | 9,0 |
Thế giới | 4,2 | 6,3 | 12,0 |
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi 3, 4:
Câu 3. Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai doạn 1985 – 2013 biểu đồ nào thích hợp nhất?
- Biểu đồ cột.
- Biểu đồ đường.
- Biểu đồ kết họp (cột, đường).
- Biểu đồ miền.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013?
- Tỉ trọng ngày càng tăng.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Tỉ trọng ngày càng giảm.
- Tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.
Câu 5. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là?
- Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.
- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
- Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.
- Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.
Câu 6. Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh khai thác thủy hải sản của khu vực Đông Nam Á là?
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
- Ưu tiên cho nuôi trồng và đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt hiện đại.
Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là?
- Thị trường không ổn định.
- Cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
- Nhiều dịch bệnh.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á là?
- Tạo nhiều việc làm, sử dụng hợp lí các tài nguyên.
- Phát huy tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều hàng hóa xuất khẩu.
- Giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường.
--------------- Còn tiếp ---------------