Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 13: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

(40 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1. ASEAN (Association of South East Asian Nations) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức?

  1. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  2. Thị trường chung Nam Mĩ.
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm?

  1. 1967.
  2. 1977.
  3. 1995.
  4. 1997.

Câu 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?

  1. Tháng 8 – 1968. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
  2. Tháng 8 – 1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
  3. Tháng 8 – 1968. Tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
  4. Tháng 10 – 1967. Tại Xin-ga-po.

Câu 4. 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là.

  1. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  2. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po.
  3. Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
  4. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 5. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm

  1. 1967.
  2. 1984.
  3. 1995.
  4. 1997.

Câu 6. Đâu là nước thành viên thứ 11 của khối ASEAN được kết nạp vào năm 2022?

  1. Đông Ti-mo.
  2. Lào.
  3. Mi-an-ma.
  4. Bru-nây.

Câu 7. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

  1. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phât triển.
  2. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
  3. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
  4. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

  1. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  2. Thông qua kí kết các hiệp ước.
  3. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  4. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Câu 9. Đối với ASEAN, việc xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc

  1. Mục tiêu hợp tác.
  2. Cơ chế hợp tác.
  3. Thành tựu hợp tác.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 10. Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là

  1. Đói nghèo.
  2. Ô nhiễm môi trường.
  3. Thất nghiệp và thiếu việc làm.
  4. Mất ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Câu 11. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là.

  1. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  2. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.
  3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
  4. Tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực khá cao.

Câu 12. Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

  1. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
  2. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
  3. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
  4. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

Câu 13. Đâu không phải là nhân tố tác động đưa tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  1. Xu thế liên kết khu vực
  2. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ
  3. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước
  4. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

Câu 14. Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là gì?

  1. Không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.
  2. Không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định dựa trên sự ủng hộ của của nước lớn.
  3. Sử dụng quân sự để cai quản các công việc nội bộ của các nước nhỏ.
  4. Can thiệp sâu vào nội bộ của các nước nhỏ, ra quyết định dựa trên sự quyết định của các nước lớn.

Câu 15. Đâu không phải là tổ chức hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN?

  1. Khu vực thương mại tự do.
  2. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
  3. Quỹ tiền tệ châu Á.
  4. Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Câu 16. Thành tựu của ASEAN đạt được qua hơn 50 năm thành lập và phát triển là?

  1. Trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới.
  2. Phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực.
  3. Hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển được đảm bảo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17. Đâu không phải là thách thức mà ASEAN đang đối mặt?

  1. Trình độ phát triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.
  2. Tình trạng đói nghèo, các vấn đề tôn giáo, dân tộc vẫn đang diễn ra.
  3. Chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng.
  4. Các diễn biến phức tạp ở biển Đông.

Câu 18. Những vấn đề về mặt xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải nỗ lực giải quyết là?

  1. Đô thị hóa, hòa hợp dân tộc, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên, đào tạo cán bộ kĩ thuật.
  2. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, đô thị hóa nhanh, thiếu hòa hợp dân tộc, thiếu lao động lành nghề, nạn thất nghiệp và dịch bệnh.
  3. Sự hòa hợp dân tộc, đô thị hóa, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn nạn thất nghiệp, dịch bệnh.
  4. Đô thị hóa, hòa hợp dân tộc, giải quyết nạn thất nghiệp, dịch bệnh, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Câu 19. Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là

  1. Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
  2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc.
  3. Có 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên.
  4. Tạo dựng được một môi trường hòa bình ổn định.

Câu 20. Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?

  1. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
  2. Vấn đề người nhập cư.
  3. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.
  4. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

  1. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
  2. Sử dụng chung một loại tiền.
  3. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
  4. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do để các nước ASEAN nhấn mạnh sự ổn định trong mục tiêu của mình?

  1. Vì mỗi nước trong khu vực có mức độ khác nhau và tùy từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
  2. Vì giữa các nước còn có sự chanh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo…
  3. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
  4. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.

Câu 3. Cơ sở vũng chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là?

  1. Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
  2. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
  3. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  4. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

  1. Tôn giáo và sự hòa hợp dân tộc ở mỗi quốc gia.
  2. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.
  3. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
  4. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với thành tựu của ASEAN?

  1. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  2. Cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương.
  3. 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN.
  4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước trong khu vực khá cao, đồng đều và vững chắc.

Câu 6. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

  1. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  2. Thông qua kí kết các hiệp ước.
  3. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  4. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Câu 7. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

  1. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.
  2. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dich thương mại quốc tế của nước ta.
  3. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, …của khu vực.
  4. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.

Câu 8. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

  1. Kinh tế, văn hóa, thể thao.
  2. Trật tự - an toàn xã hội.
  3. Khoa học - công nghệ.
  4. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.

Câu 9. Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do?

  1. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
  2. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
  3. nguyên tắc hoạt động của (ASEAN) không phù hợp với một số nước.
  4. tác động của chiến tranh lạnh và cục diện hai cực hai phe.

Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

  1. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia.
  2. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực.
  3. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ về kinh tế- tài chính từ Liên Xô.
  4. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương tiếp tục leo thang.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  1. Muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
  2. Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
  3. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
  4. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực trên thế giới.

Câu 2. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là?

  1. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
  2. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
  3. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
  4. Các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Câu 3. Khả năng nào giúp Việt Nam thu hút được vốn đầu tư và hợp tác từ các nước ASEAN?

  1. Có nhiều khoáng sản chiến lược, giá lao động rẻ, thị trường rộng lớn, chính trị ổn định.
  2. Có nền quân sự mạnh, thị trường lớn, chính trị ổn định.
  3. Có sản lượng lúa gạo nhiều, nguyên liệu rẻ, lao động có trình độ cao
  4. Vị trí Việt Nam có tầm chiến lược, tiếp cận thị trường lớn số 1 thế giới

Câu 4. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực ASEAN là

  1. Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
  2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
  3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.
  4. Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Câu 5. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

  1. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  2. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  3. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
  4. Thông các các sự kiên vinh danh nhân vật có đóng góp lớn.

Câu 6. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

  1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
  3. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
  4. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 7. Quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là:

  1. Đối đầu căng thẳng.
  2. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp – Mĩ.
  3. Trung lập, không can thiệp vào công việc của nhau.
  4. Hợp tác trên mọi lĩnh vực.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1. Điểm giống nhau trong mục tiêu hoạt động của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

  1. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
  2. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  3. Phát triển kinh tế và văn hóa.
  4. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

Câu 2. Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN có điểm gì khác?

  1. Nhằm phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.
  2. Nhằm công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
  3. Nhằm công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
  4. Nhằm công nghiệp hóa đất nước.

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm địa lí 11 KNTT, bộ trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm địa lí 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com