Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 4: MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC, AN NINH TOÀN CÂU

(33 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Tổ chức Liên hợp quốc UN được thành lập vào năm nào?

  1. Năm 1945.
  2. Năm 1950.
  3. Năm 1955.
  4. Năm 1960.

Câu 2: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào và thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc?

Top of Form

  1. Tháng 7/ 1995, thành viên thứ 148
  2. Tháng 9/ 1975, thành viên thứ 148
  3. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 149
  4. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 150

Câu 3: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích

Top of Form

  1. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  2. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
  3. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
  4. duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ.

Câu 4: Các thành viên của WTO là:

Top of Form

  1. Các quốc gia độc lập và có chủ quyền
  2. Các quốc gia và lãnh thổ có quyền độc lập về chính sách thương mại trong quan hệ thương mại quốc tế
  3. Các quốc gia độc lập và vùng lãnh thổ có thị phần tham gia vào thương mại quốc tế tối thiểu là 0,3%
  4. Các quốc gia trước hết phải là thành viên của IMF

Câu 5: Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là

  1. Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
  2. Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
  3. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
  4. Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 6: Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế được viết tắt là?

  1. WTO.
  2. APEC.
  3. IMF.
  4. UN.

Câu 7: Tính đến năm 2021, tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế có bao nhiêu thành viên?

  1. 170 thành viên.
  2. 180 thành viên.
  3. 190 thành viên.
  4. 200 thành viên.

Câu 8: Đâu không phải là mục tiêu hoạt động của tổ chức IMF?

  1. Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân của các nước thành viên.
  2. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  3. Hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.
  4. Đảm bảo ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế.

Câu 9: Bottom of FormBottom of FormAPEC là tên viết tắt của?

  1. Liên minh châu Âu.
  2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  3. Thị trường chung Nam Mỹ.
  4. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 10: Nhân tố quan trọng để đảm bảo an ninh toàn cầu là?

  1. An ninh biển đảo.
  2. An ninh con người.
  3. An ninh đường xá.

D An ninh nông nghiệp.

Câu 11: An ninh năng lượng được hiểu như thế nào?

  1. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ.
  2. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá cao.
  3. Sự đảm ảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, có giá rẻ.
  4. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, có giá thành cao.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

  1. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo
  2. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới
  3. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
  4. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột

Câu 13: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng

  1. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
  2. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
  3. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
  4. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 14: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của

  1. tất cả các quốc gia trên thế giới.
  2. những nước đang phát triển.
  3. những nước đang có chiến tranh
  4. chỉ những nước lớn.

Câu 15: Ý kiến nào đưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình?

  1. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
  2. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.
  3. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
  4. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc hiện nay là:

Top of Form

  1. Là trung gian giải quyết các tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế.
  2. Góp phần gìn giữ hòa bình an ninh và các vấn đề mang tính quốc tế.
  3. Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, khu vực.
  4. Là trung tâm giải quyết những mâu thuẫn vê dân tộc, sắc tộc trên thế giới.

Câu 2: Chọn những câu nói đúng sau đây về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO:

Top of Form

  1. WTO có thể được xem như một hệ thống các quy định pháp lý nhằm quản lý thương mại thế giới
  2. WTO có tiền thân là ITO ra đời năm 1943
  3. Các Hiệp định của WTO cần phải được Tổng Giám đốc WTO phê chuẩn trước khi nó có hiệu lực
  4. WTO thực hiện tự do hóa thương mại bằng các văn kiện pháp lý được Ban Thư ký WTO ban hành

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)?

  1. 150 thành viên (tính đến tháng 1 năm 2007).
  2. Thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
  3. Chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
  4. Có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại.

Câu 4: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu là biểu hiện của

  1. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  2. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  3. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
  4. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 5: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở nào?

  1. Những quốc gia có nét tương đồng về địa lí.
  2. Những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa – xã hội.
  3. Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
  4. Những quốc gia này giàu tài nguyên thiên nhiên.Bottom of FormBottom of Form

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Một số khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO?

  1. Nợ nước ngoài và nạn chảy máu chất xám ngày càng tăng.
  2. Nguồn lao động tăng nhanh gây khó khăn trong hợp tác lao động.
  3. Thực trạng nền kinh tế còn thấp so với khu vực và TG.
  4. Nguồn lực trong nước phát huy kém hiệu quả do thiếu vốn.

Câu 2: Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm?

  1. WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
  2. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
  3. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.
  4. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây cho thấy thương mại thế giới phát triển mạnh?

  1. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
  2. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng trên toàn thế giới.
  3. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.
  4. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Câu 4: Các tổ chức quốc tế nào ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia?

  1. Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
  2. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).
  3. Tổ chức Hợp tác và phát triển (OECD), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
  4. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Câu 5: Động lực cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các tổ chức và các nước trong khu vực là?

  1. Các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
  2. Các tổ chức liên kết hỗ trợ cho nhau đặc biệt trong ngành xuất nhập khẩu.
  3. Đồng hóa đặc trưng về văn hóa, tôn giáo và phong tục tập quán của từng nước trong từng tổ chức.
  4. Các tổ chức liên kết vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tổng thống nào của Hoa Kì đã đến Việt Nam tham dự hội nghị cấp cao APEC năm 2017?

  1. George W. Bush.
  2. Barack Obama.
  3. Donald Trump.
  4. Bill Clinton.

Câu 2: Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để?

  1. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  2. Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
  3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
  4. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

Câu 3: Vì sao đối với các nước đông dân, xản xuất nông nghiệp có vài trò chiến lược hàng đầu?

  1. Nâng cao dinh dưỡng.
  2. Giá trị xuất khẩu.
  3. Đảm bảo an ninh lương thực.
  4. Giải quyết lao động.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm địa lí 11 KNTT, bộ trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm địa lí 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net