BÀI 26: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI TRUNG QUỐC
(40 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1. Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?
- Đông Bắc Á.
- Tây Nam Á.
- Đông Á.
- Đông Nam Á.
Câu 2. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
- Việt Nam.
- Lào.
- Mi-an-ma.
- Thái Lan.
Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là:
- Núi cao hiểm trở
- Núi thấp
- Đồng bằng
- Hoang mạc.
Câu 4. Đâu là yếu tố giúp cho Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng?
- Đất nước rộng lớn
- Thiên nhiên có sự phân hóa giữa các vùng
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5. Chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ Trung Quốc là:
- Núi, sơn nguyên và cao nguyên
- Đồng bằng
- Biển
- Hoang mạc
Câu 6. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
- Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
- Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
- Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
- Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 7. Địa hình miền Tây Trung Quốc:
- Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
- Gồm các dãy núi cao, đồ sộ, các cao nguyên xen lẫn các bồn địa và hoang mạc
- Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Câu 8. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu:
- Nhiệt đới
- Cận nhiệt đới
- Ôn đới
- Cận xích đạo
Câu 9. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
- Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
- Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
- Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
- Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
Câu 10. Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
- Khí hậu ôn đới hải dương.
- Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
- Khí hậu ôn đới gió mùa.
- Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 11. Đâu là các con sông lớn nhất ở Trung Quốc?
- Hoàng Hà – Trường Giang – Mê Công – Châu Giang
- Hoàng Hà – Trường Giang – Hắc Long Giang – Châu Giang
- Hoàng Hà – Mân Giang – Mê Công – Châu Giang
- Hoàng Hà – Trường Giang – Khai Đô – Châu Giang
Câu 12. Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành nào ở Trung Quốc?
- Nông nghiệp
- Công nghiệp chế biến gỗ
- Công nghiệp chế tạo
- Dịch vụ
Câu 13. Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Nam Trung Quốc là:
- Dầu mỏ và khí tự nhiên.
- Quặng sắt và than đá.
- Than đá và khí tự nhiên.
- Các khoáng sản kim loại màu.
Câu 14. Ven biển có nhiều vũng vịnh là điệu kiện thuận lợi để Trung Quốc làm gì?
- Xây dựng các cảng biển
- Phát triển giao thông vận tải biển
- A và B đúng
- A và B sai
Câu 15. Trung Quốc là nước:
- Ít dân nhất thế giới
- Đông dân nhất thế giới
- Đông dân thứ hai thế giới sau Liên Bang Nga
- Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 16. Từ năm 1979, Trung Quốc đã áp dụng chính sách Một con. Vậy đâu là một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách này ở Trung Quốc?
- Tỉ lệ dân thành thị tăng.
- Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
- Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
- Chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.
Câu 17. Dân tộc nào chiếm đa số (khoảng 90%) ở Trung Quốc?
- Dân tộc Hán.
- Dân tộc Choang.
- Dân tộc Tạng.
- Dân tộc Hồi.
Câu 18. Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc như thế nào?
- Dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở nông thôn.
- Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
- Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
- Dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở miền Đông.
Câu 19. Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?
- La bàn.
- Giấy.
- Kĩ thuật in.
- Chữ La tinh.
Câu 20. HDI của Trung Quốc vào năm 2020 là bao nhiêu?
- 0,762
- 0,764
- 0,766
- 0,768
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1. Chọn đáp án sai?
- Trung Quốc tiếp giáp với 20 quốc gia ở phía bắc, phía tây và phía nam
- Trung Quốc có điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú
- Trung Quốc có vùng biển rộng lớn thuộc các biển Hoàng Hải, Hoa Đông,...thuộc Thái Bình Dương và các đảo, quần đảo.
- Trên lục địa, địa hình Trung Quốc thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau
Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
- Là nơi bắt nguồn của các sông lớn.
- Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do:
- Tiến hành chính sách dân số rất triệt để (Chính sách Một con).
- Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
- Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
- Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
Câu 4. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì:
- Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
- Ít thiên tai.
- Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc hiện nay?
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
- Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
- Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông.
- Là nước đông dân nhất thế giới.
Câu 6. Ưu thế của vị trí lãnh thổ Trung Quốc được thể hiện ở những điểm nào sau đây?
- Thuận lợi để giao thương với thế giới qua đường biển
- Thuận lợi để tiếp cận thị trường các nước Trung Á.
- Thuận lợi để tiếp cận thị trường các nước Nam Á qua đường bộ.
- Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 7. Đâu là khoáng sản phi kim loại có trữ lượng lớn ở Trung Quốc?
- A. Phốt pho
- B. Lưu huỳnh
- Muối mỏ
- Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 8. Ở miền Đông, sông có giá trị:
- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Giao thông đường thủy
- Tất cả đáp án đều đúng
Câu 9. Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do?
- Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu).
- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
- Nhiều hoang mạc, bồn địa.
Câu 10. Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
- Lực lượng lao động dồi dào.
- Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
- Lao động phân bố đều trong cả nước.
- Lao động có chất lượng ngày càng cao.
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
- Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
- Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
- Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
- Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:
Cơ cấu dân số theo tuổi của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2020
Năm Độ tuổi | 1990 | 2000 | 2010 | 2020 |
Dưới 15 tuổi | 28,6 | 24,8 | 18,7 | 17,0 |
Từ 15 tuổi đến 64 tuổi | 65,8 | 68,4 | 73,2 | 70,0 |
Từ 65 tuổi trở lên | 5,6 | 6,8 | 8,1 | 13,0 |
Từ năm 1990 đến năm 2020, dân số Trung Quốc có sự biến động theo hướng:
- Tỉ lệ người dưới 15 tuổi tăng nhanh và mạnh
- Số dân tăng lên nhanh chóng.
- Tỉ lệ người từ 15 – 64 tăng liên tục
- Tỉ lệ người 65 tuổi trở lên giảm mạnh
Câu 3. Tỉ lệ dân thành thị ở Trung Quốc là bao nhiêu vào năm 2020?
A. 60%
- 61%
C. 62% - 63%
Câu 4. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?
- Đông Bắc.
- Hoa Bắc.
- Hoa Trung.
- Hoa Nam.
Câu 5. Đâu không phải là tên các cao nguyên nổi tiếng ở Trung Quốc?
- Duy Ngô Nhĩ
- Tây Tạng
- Văn Quý
- Cả B và C
Câu 6. Thảo nguyên ở miền Tây Trung Quốc với diện tích lên tới hàng trăm triệu ha được sử dụng để làm gì?
- Trồng cây ăn quả
- Phát triển du lịch
- Chăn nuôi gia súc
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7. Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:
Dân số Trung Quốc năm 2014
(Đơn vị: triệu người)
Chỉ tiêu | Tổng số | Thành thị | Nông thôn | Nam | Nữ |
Số dân | 1368 | 749 | 619 | 701 | 667 |
Nhận xét nào sau đây là đúng?
- Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn
- Cơ cấu dân số mất cân bằng (nữ nhiều hơn nam).
- Cơ cấu dân số mất cân bằng (nam nhiều hơn nữ).
- Cơ cấu dân số cân bằng.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1. Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
- Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
- Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
- Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
- Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.
Câu 2. Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định có chiều dài là:
- 128l km.
- 1376 km.
- 1500 km
- 1700 km.
--------------- Còn tiếp ---------------