Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối Bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: Kinh tế Nhật Bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 24: KINH TẾ NHẬT BẢN

(40 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Từ sau năm 1968, kinh tế Nhật Bản:

  1. Bị suy sụp nghiêm trọng.
  2. Vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau hoa kỳ
  3. Tăng trưởng và phát triển chậm
  4. Được đầu tư phát triển mạnh.

Câu 2: Vào giai đoạn 1973 – 1992, kinh tế Nhật Bản bị trì trệ kéo dài là do ảnh hưởng của:

  1. Cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70
  2. “Thời kì bong bóng kinh tế” năm 1991
  3. Cả A và B đúng
  4. Cả A và B sai

Câu 3: Vào năm 2020, Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới về quy mô GDP?

  1. Thứ nhất
  2. Thứ hai
  3. Thứ ba
  4. Thứ tư

Câu 4. Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, ngành nào có tỉ trọng cao nhất?

  1. Dịch vụ
  2. Nông nghiệp
  3. Công nghiệp
  4. Lâm nghiệp

Câu 5. Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, ngành nào có tỉ trọng cao nhất?

  1. Dịch vụ
  2. Nông nghiệp
  3. Công nghiệp
  4. Lâm nghiệp

Câu 6: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu % trong cơ cấu GDP Nhật Bản (2020)?

  1. 4%
  2. 3%
  3. 2%
  4. 1%

Câu 7: Đâu là các sản phẩm trồng trọt chính ở Nhật Bản?

  1. Lúa gạo, lúa mì, cà phê, cây ăn quả
  2. Lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả
  3. Lúa mì, rau, cây ăn quả, cà phê
  4. Lúa gạo, rau, cây ăn quả, bông

Câu 8: Tỉ trọng chăn nuôi ở Nhật Bản có xu hướng:

  1. Giảm mạnh và liên tục
  2. Không tăng không giảm
  3. Tăng
  4. Giảm chậm

Câu 9: Vật nuôi chính của Nhật Bản là:

  1. Trâu, cừu, ngựa.
  2. Bò, dê, lợn.
  3. Trâu, bò, lợn.
  4. Bò, lợn, gia cầm

Câu 10: Rừng trồng chiếm khoảng bao nhiêu % tổng diện tích rừng ở Nhật Bản?

  1. 20%
  2. 40%
  3. 60%
  4. 80%

Câu 11: Khai thác thủy sản là nguồn nguyên liệu cho:

  1. Công nghiệp chế biến
  2. Công nghiệp chế tạo
  3. Công nghiệp cơ khí
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 12: Công nghiệp chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu % trong cơ cấu GDP Nhật Bản (2020)?

  1. 29%
  2. 30%
  3. C. 31%
  4. 32%

Câu 13: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?

  1. Hôn-su.
  2. Hô-cai-đô.
  3. Xi-cô-cư.
  4. Kiu-xiu..

Câu 14: Ngành công nghiệp chế tạo Nhật Bản có những sản phâm nổi bật nào?

  1. Tàu biển
  2. Ô tô
  3. Máy bay
  4. A và B đúng

Câu 15: Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử - tin học của Nhật Bản đang phát triển như thế nào?

  1. Đứng đầu thế giới
  2. Đứng thứ 2 thế giới
  3. Đứng thứ 3 thế giới
  4. Đứng thứ 4 thế giới

Câu 16: Ngành dịch vụ thu hút bao nhiêu % lực lượng lao động của Nhật Bản vào năm 2020?

  1. 72,3%
  2. 72,5%
  3. 72,7%
  4. 72,9%

Câu 17: Các hoạt động buôn bán ở Nhật Bản chủ yếu diễn ra ở đâu?

  1. Chợ truyền thống
  2. Siêu thị
  3. Trung tâm thương mại
  4. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 18: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là gì?

  1. Năng lượng
  2. Nguyên liệu công nghiệp
  3. Sản phẩm nông nghiệp
  4. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 19: Hai ngành nào dưới đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản?

  1. Thương mại và giao thông.
  2. Thương mại và tài chính.
  3. Tài chính và du lịch.
  4. Du lịch và giao thông.

Câu 20: Giao thông vận tải đường bộ ở Nhật Bản với chiều dài mạng lưới là hơn:

  1. 1,1 triệu km
  2. 1,2 triệu km
  3. 1,3 triệu km
  4. 1,4 triệu km

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Công nghiệp của Nhật Bản nằm dọc bờ biển hoặc gần các vịnh lớn vì:

  1. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
  2. Tiện cho việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm tới các nước.
  3. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
  4. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Câu 2: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  1. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
  2. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
  3. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.
  4. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 3: Đâu là những thách thức mà kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt?

  1. Dân số già, mức nợ công cao
  2. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài
  3. Sự cạnh tranh gay gắt của các nước
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì:

  1. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.
  2. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
  3. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
  4. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?

  1. Là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới.
  2. Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).
  3. Đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển trí thức (ODA).
  4. Đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng rôbôt..

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng với ngành thủy sản của Nhật Bản?

  1. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.
  2. Nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản không được chú trọng phát triển.
  3. Đội tàu khai thác thủy hải sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020)
  4. Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản

Câu 7: Đâu là trung tâm tài chính lớn nhất Nhật Bản?

  1. Ô-xa-ca
  2. Tô-ky-ô
  3. Na-gôi-a
  4. A-ki-ta

Câu 8: Đường hàng không, đường biển của Nhật Bản đều phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu về:

  1. Vận chuyển hành khách
  2. Vận chuyển hàng hóa
  3. Cả A và B đúng
  4. Cả A và B sai

Câu 9: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?

  1. Tàu biển.
  2. Ô tô.
  3. Rôbôt.
  4. Xe gắn máy.

Câu 10: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do:

  1. Có nguồn lao động dồi dào.
  2. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.
  3. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
  4. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

 

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Ngành chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa chủ yếu tập trung ở đâu?

  1. Hôn-su.
  2. Kiu-xiu.
  3. Xi-cô-cư.
  4. Hô-cai-đô.

Câu 2: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca nằm trên đảo nào?

  1. Kiu-xiu.
  2. Xi-cô-cư.
  3. Hôn-su.
  4. Hô-cai-đô.

Câu 3: Năm 2020, Nhật Bản có tất cả bao nhiêu sân bay?

  1. 172
  2. 174
  3. 176
  4. 178

Câu 4: Hệ thống cảng biển lớn của Nhật Bản bao gồm:

  1. Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Cô-bê
  2. Tô-ki-ô, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.
  3. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca.
  4. D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Cô-chi.

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

  1. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.
  2. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
  3. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
  4. Các trung tâm công nghiệp rất lớn đều tập trung ở đây

Câu 6: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

  1. Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản
  2. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
  3. Hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển phát triển
  4. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.

Câu 7: Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất Nhật Bản là:

  1. Hôn-su.
  2. Kiu-xiu.
  3. Xi-cô-cư.
  4. Hô-cai-đô.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là do

  1. Người lao động Nhật Bản đông đảo, cần cù, chịu khó.
  2. Không nhập công nghệ mới từ bên ngoài.
  3. Phát huy được tính tự lập, tự cường.
  4. Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài.

Câu 2: Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do:

  1. Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao.
  2. Nhật Bản không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
  3. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu.
  4. Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trường xuất khẩu ổn định.

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm địa lí 11 KNTT, bộ trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức Bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm địa lí 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net