BÀI 21: KINH TẾ LIÊN BANG NGA
(40 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: GDP năm 2020 của Liên bang Nga chiếm bao nhiêu % so với GDP toàn cầu?
- Khoảng 1% GDP toàn cầu.
- Khoảng 1,7% GDP toàn cầu.
- Khoảng 2% GDP toàn cầu
- Khoảng 2,7% GDP toàn cầu
Câu 2: Trồng trọt chiếm khoảng bao nhiêu % giá trị sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga?
- Khoảng 20%.
- Khoảng 30%.
- Khoảng 40%.
- Khoảng 50%.
Câu 3: Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là?
- Năng lượng.
- Công nghiệp.
- Nông nghiệp.
- Dịch vụ.
Câu 4. Các ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là?
- Năng lượng; chế tạo máy, luyện kim đen, màu; khai thác gỗ; chế biến lương thực.
- Năng lượng; chế tạo máy; luyện kim màu; khai thác kim cương; sản xuất giấy, bột giấy.
- Năng lượng; luyện kim đen, màu; khai thác vàng, kim cương, gỗ; sản xuất giấy, bột giấy.
- Năng lượng; chế tạo máy; luyện kim đen, màu; khai thác vàng, kim cương, gỗ; sản xuất giấy, bột giấy.
Câu 5. Các vùng kinh tế quan trọng nhất của Liên bang Nga là?
- Vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran, vùng Viễn Đông.
- Vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran, vùng Đông Bắc.
- Vùng Tây Bắc, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran, vùng Viễn Đông.
- Vùng Trung ương, vùng Đông Nam, vùng U- ran, vùng Viễn Đông.
Câu 6: Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp?
- Mới.
- Thủ công.
- Truyền thống.
- Hiện đại.
Câu 7: Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga?
- Quỹ đất nông nghiệp lớn.
- Khí hậu phân hoá đa dạng.
- Giáp nhiều biển và đại dương.
- Có nhiều sông, hồ lớn.
Câu 8: Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?
- Hàng không.
- Đường sắt.
- Đường biển.
- Đường sông
Câu 9: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là?
- Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát.
- Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát.
- Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc.
- Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.
Câu 10: Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là?
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
- Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).
- Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Câu 11: Công nghiệp của Liên Bang Nga là
- ngành xương sống của nền kinh tế.
- ngành giữ vai trò thứ yếu.
- ngành chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế.
- ngành đứng đầu thế giới.
Câu 12: Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là
- Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.
- Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ.
- Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.
- Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh.
Câu 13: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là
- Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
- Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
- Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
Câu 14: Ngành công nghiệp nào là mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga?
- Công nghiệp khai thác dầu khí.
- Công nghiệp luyện kim.
- Công nghiệp năng lượng.
- Công nghiệp điện tử.
Câu 15: Ngành công nghiệp nào là thế mạnh của Liên Bang Nga?
- Công nghiệp năng lượng.
- Công nghiệp quốc phòng.
- Công nghiệp khai thác dầu khí.
- Công nghiệp luyện kim.
Câu 16: Vùng nào có kinh tế lâu đời, phát triển mạnh nhất Liên Bang Nga?
- Vùng Trung tâm đất đen.
- Vùng U – ran.
- Vùng Viễn Đông.
- Vùng Trung ương.
Câu 17: Vùng kinh tế sẽ hội nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là
- Vùng Trung tâm đất đen.
- Vùng U – ran.
- Vùng Viễn Đông.
- Vùng Trung ương.
Câu 18: Lúa mì ở LB Nga được trồng chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
- Phía bắc đồng bằng Tây Xia bia.
- Cao nguyên Trung Xi bia.
- Vùng Viễn Đông.
- Đồng bằng Đông Âu.
Câu 19: Tốc độ tăng GDP năm 2000 và năm 2020 của Liên Bang Nga thứ tự là
- 10% và 12%.
- 10% và -3,0%.
- -4% và 7.1%.
- 3% và 8%.
Câu 20: Ngành xương sống của nền kinh tế Liên bang Nga là:
- Công nghiệp.
- Nông nghiệp.
- Dịch vụ.
- Công nghiệp và dịch vụ.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên Bang Nga là?
- Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
- Công nghiệp khai thác dầu khí.
- Công nghiệp luyện kim.
- Công nghiệp quốc phòng.
Câu 2: Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?
- Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
- Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
- Đời sống nhân dân ổn định.
Câu 3: Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là?
- Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
- Hạn chế mở rộng ngoại giao.
- Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
Câu 4: Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã?
- Tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.
- Đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.
- Vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.
- Phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
- Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
- Đời sống nhân dân được nâng cao.
Câu 6: Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga?
- Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.
- Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.
- Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.
- Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.
Câu 7: Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?
- Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.
- Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.
- Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
Câu 8: Trong vấn đề cải cách kinh tế sau năm 1990, Liên bang Nga đã thực hiện giải pháp nào
- Đẩy mạnh tư hữu hoá xí nghiệp, nhà máy.
- Quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất trong nước, chia lại ruộng.
- Duy trì và mở rộng các ngành còng nghiệp cổ truyền và triển ngành nghề thủ công.
- Tăng giá sản phẩm hàng hoá để kích thích sản xuất.
Câu 9: Nội dung nào sau đây là khó khăn lớn nhất đối với nền sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga?
- Phần lớn lãnh thổ là đầm lầy, băng giá nên thiếu đất canh tác.
- Thời tiết, khí hậu quá sức khắc nghiệt nên sản xuất khó khăn.
- Dân số già nên thiếu lực lượng lao động cho sản xuất.
- Sông ngòi đóng bằng thường xuyên nên thiếu nước tưới.
Câu 10: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của Liên Bang Nga là?
- Gia tăng dân số nhanh
- Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông
- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn
- Đời sống nhân dân đã được cải thiện
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Yếu tố giúp Nga thu hút nhiều đầu tư nước ngòai là:
- Đất đai rộng lớn, khí hậu ôn hòa, nhiều nguồn tài nguyên giá trị.
- Trình độ học vấn cao, đứng đầu Thế giới về khoa học cơ bản.
- Nhiều thành phố lớn đông dân với tỉ lệ dân thành thị cao.
- Nhiều công trình khoa học nghệ thuật lâu đời.
Câu 2: Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?
- Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.
- Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.
- Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.
Câu 3: Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?
- Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.
- Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
- Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
- Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới?
- Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống.
- Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên.
- Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
- Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Liên bang Nga?
- Có đủ các loại hình giao thông vận tải.
- Có hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia.
- Giao thông đường thủy hầu như không phát triển được.
- Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng.
Câu 6: Tình hình của Liên bang Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã không phải là?
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định.
- Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
- Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Câu 7: Nội dung nào là biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ Liên bang Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết?
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô.
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của Liên bang Nga hiện nay là:
- Phân hóa giàu nghèo gia tăng, nạn chảy máu chất xám...
- Kinh tế tăng trưởng vũng chắc, dự trữ ngoại tệ đứng thứ 4 thế giới...
- Tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm
- Mật độ dân số thấp hơn mật độ trung bình của thế giới
Câu 2: Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là?
- Điện tử - tin học, chế tạo máy.
- Luyện kim màu, đóng tàu biển.
- Thủy điện, dầu khí.
- Chế tạo máy,dệt –may.
--------------- Còn tiếp ---------------