Soạn cánh diều SBT hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 chủ đề 3: hợp tác với thầy cô

Hướng dẫn giải chủ đề 3: hợp tác với thầy cô trang 30 SBT hoạt động trải nghiệm. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Hợp tác với thầy cô trong các hoạt động

- Thảo luận về tình huống trong SGK, trang 29:

Nêu biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác hay không hợp tác với thầy cô.

Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô.

- Chia sẻ tình huống thể hiện sự hợp tác hoặc chưa hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn trong lớp.

Trả lời:

  • Biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác hay không hợp tác với thầy cô: 

Biểu hiện hợp tác

Biểu hiện không hợp tác

Nhóm 1,3,4 thể hiện sự hợp tác với thầy cô:

  • Nhóm 1 tích cực hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ
  • Nhóm 3 linh hoạt tìm cách khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
  • Nhóm 4 chủ động chia sẻ khó khăn với thầy cô để tìm hướng giải quyết

Nhóm 2 thể hiện sự thiếu hợp tác với thầy cô:

Việc nhóm 2 gặp khó khăn đã từ bỏ nhiệm vụ thể hiện sự lười biếng, thiếu trách nhiệm và thiếu tôn trọng thầy cô giáo. 

  • Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô.
    • Giúp cho quá trình giảng dạy và học tập trở nên thuận lợi hơn.
    • Học sinh có cơ hội được giải đáp thắc mắc, hỗ trợ, giúp đỡ trong học tập và trong cuộc sống
    • Gia tăng tình cảm thầy trò.

- Chia sẻ tình huống thể hiện sự hợp tác hoặc chưa hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn trong lớp.

Gợi ý:

Biểu hiện hợp tác

Biểu hiện không hợp tác

  • Hăng hái xung phong phát biểu trong giờ học
  • Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ thầy cô giao
  • Chủ động xin góp ý, hỗ trợ từ thầy cô giáo
  • Giúp đỡ thầy cô giáo khi thầy cô cần trợ giúp
  • Không hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao
  • Làm việc riêng trong giờ học
  • Không bày tỏ quan điểm, mong muốn của bản thân với thầy cô giáo.

2. Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

- Đặt mình vào vị trí của giáo viên và nêu các mong muốn của giáo viên đối với học sinh trong học tập. Giải thích vì sao giáo viên lai có các mong muốn đó.

- Nêu mong muốn của bản thân với thầy cô về việc học tập  và giải thích vì sao mình mong muốn như vậy. 

Trả lời:

- Mong muốn của giáo viên đối với học sinh trong học tập:

  • Mong muốn:
    • Học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
    • Học sinh hăng hái phát biểu trong giờ học.
    • Học sinh chủ động chia sẻ, bày tỏ nguyện vọng, ý kiến.
  • Giáo viên có các mong muốn đó vì: 
    • Muốn tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh.
    • Muốn thấu hiểu học sinh hơn.
    • Muốn học sinh có quá trình học tập tích cực, hiệu quả.

- Mong muốn của bản thân với thầy cô về việc học tập:

  • Mong muốn:
    • Thầy cô giảng bài lôi cuốn, dễ hiểu
    • Thầy cô sáng tạo nhiều hoạt động thú vị trong giờ học
    • Thầy cô lắng nghe ý kiến học sinh, quan tâm và hỗ trợ học sinh trong học tập và cuộc sống.
  • Em mong muốn như vậy vì:
    • Mong muốn tăng tính hợp tác giữa học sinh và giáo viên
    • Mong muốn có quá trình học thoải mái, vui vẻ, hiệu quả

3. Hoàn thành nhiệm vụ được giao

Liệt kê các nhiệm vụ được thầy cô giao trong thời gian vừa qua và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.

Trả lời:

- Các nhiệm vụ được thầy cô giao trong thời gian vừa qua và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.

Gợi ý:

STT

Nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1

Thực hiện dự án học tập

 

x

2

Sưu tầm tranh, ảnh

x

 

3

Chuẩn bị bài thuyết trình

x

 

4

Hoạt động nhóm

x

 

5

Chuẩn bị văn nghệ ngày 20/11

 

x

6

Tổng dọn vệ sinh lớp học

x

 

4. Cách thức hợp tác với thầy cô

Chia sẻ những việc cụ thể em đã làm khi vận dụng các cách thức sau để hợp tác với thầy cô.

Trả lời:

Cách thức

Biểu hiện cụ thể

Lắng nghe

Lắng nghe thầy cô giảng bài; lắng nghe thầy cô chia sẻ, tâm sự.

Trao đổi

Trao đổi cùng thầy cô về nhiệm vụ học tập, trao đổi cùng thầy cô về thắc mắc trong học tập và cuộc sống

Hiểu và chia sẻ mong muốn với thầy cô

Lắng nghe, suy ngẫm, thấu hiểu mong muốn của thầy cô; chia sẻ tâm tư, tình cảm, mong muốn của bản thân với thầy cô

Hoàn thành nhiệm vụ

Làm đầy đủ BTVN, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập và sinh hoạt

Cùng giải quyết vấn đề

Trao đổi với thầy cô vấn đề bản thân gặp phải để thầy cô gợi ý cách giải quyết; giúp đỡ thầy cô cùng giải quyết vấn đề chung của tập thể lớp và của thầy cô.

Hỗ trợ thầy cô trong giờ học

Hỗ trợ thầy cô chuẩn bị dụng cụ dạy học, hỗ trợ thầy cô lau bảng, phát phiếu bài tập...

 

5. Hợp tác với thày cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh

- Đưa ra một vấn đề nảy sinh trong lớp em

- Cùng thầy cô giải quyết vấn đề trên theo các bước sau:

  • Bước 1: Trao đổi với thầy cô vấn đề nảy sinh
  • Bước 2: Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết
  • Bước 3: Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn

Trả lời:

- Một vấn đề nảy sinh trong lớp em:

 Lớp bị trừ điểm vệ sinh trong đợt thi đua 20/11, làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp.

- Cùng thầy cô giải quyết vấn đề trên:

  • Bước 1: Trao đổi với thầy cô vấn đề nảy sinh.
    • Trao đổi với thầy cô về vấn đề lớp bị trừ điểm vệ sinh trong đợt thi đua 20/11.
  • Bước 2: Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết.
    • Tìm hiểu nguyên nhân: vệ sinh chưa đạt yêu cầu ở khu vực nào? thời gian nào? ai phụ trách trực nhật vào thời gian ấy?
    • Đề xuất phương án giải quyết: thầy cô giáo nhắc nhở trước lớp, phê bình bạn trực nhật chưa trách nhiệm, giao trách nhiệm phân công, đôn đốc công việc cho lớp trường và lớp phó lao động.
  • Bước 3: Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn
    • Hỗ trợ thầy cô và các bạn thực hiện theo phương án trên

6. Luyện tập hợp tác với thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung và vấn đề nảy sinh

Vận dụng các cách hợp tác với thầy cô và các bước giải quyết vấn đề nảy sinh để xử lí các tình huống sau:

Trả lời:

Vấn đề

Cách giải quyết

Tình huống 1: Trong lớp em có một nhóm bạn thường tụ tập, cười cợt, trêu các bạn khác.

Bước 1: Trao đổi với thầy cô vấn đề nảy sinh

Bước 2: Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết

  • Tìm hiểu kĩ thông tin: nguyên nhân, diễn biến sự việc, hậu quả của sự việc trên.
  • Đề xuất phương án giải quyết:
    • Phê bình nhóm bạn có hành vi không đúng
    • Yêu cầu nhóm bạn cam kết không tái phạm
    • Nhắc nhở chung cả lớp về tinh thần đoàn kết tập thể
    • Tổ chức buổi sinh hoạt lớp giáo dục về cách ứng xử với bạn bè…

 Bước 3: Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn

Tình huống 2: Giờ ra chơi, một số bạn lớp em chơi đá cầu ở sân trường và xảy ra xích mích với một nhóm bạn lớp khác.

Bước 1: Trao đổi với thầy cô vấn đề nảy sinh

Bước 2: Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết

  • Tìm hiểu kĩ thông tin: nguyên nhân, diễn biến sự việc, hậu quả của sự việc trên.
  • Đề xuất phương án giải quyết:
    • Trình bày sự việc trước lớp
    • Phê bình các bạn đã dẫn đến mâu thuẫn
    • Lắng nghe lời giải thích của các bạn và đưa ra lời khuyên/ hỗ trợ các bạn giải quyết mâu thuẫn
    • Kết hợp với GVCN của nhóm bạn lớp khắc để cùng giải quyết.

 Bước 3: Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn

Tình huống 3: Nhà trường chuẩn bị tổ chức hội trại

Bước 1: Trao đổi với thầy cô vấn đề nảy sinh

Bước 2: Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết

  • Thu thập các thông tin về hội trại để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.
  • Đề xuất chuẩn bị cho hội trại:
    • Ý tưởng dựng trại
    • Các hoạt động dự định sẽ tổ chức
    • Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm…

Bước 3: Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn

 

 

Tìm kiếm google: giải sbt hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7, giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách mới, giải sbt hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều, giải sbt trải nghiệm hướng nghiệp 7 chủ đề 3 hợp tác với thầy cô, giải chủ đề 3 hợp tác với thầy cô cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com