[toc:ul]
Gợi ý:
+ Khó khăn trong học tập: kiến thức khó, nhiều bài tập về nhà, không hiểu nội dung bài học,…
+ Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mę: không biết cách bày tỏ mong muốn, nguyện vọng với thầy cô, cha mẹ,…
+ Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè: bất đồng quan điểm, thường xuyên xảy ra tranh chấp, cãi vã,…
+ Khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động tập thể: nói lắp khi đứng trước đám đông, sợ đến những nơi đông người,…
Kết luận: Trong cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn khác nhau. Với lứa tuổi HS, có thể kể đến một số khó khăn như: khó khăn trong học tập; khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mẹ; khó khăn trong giao tiếp với bạn bè; khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động tập thể và một số khó khăn khác.
Gợi ý:
- Nhi gặp khó khăn trong học tập: em không hiểu một số nội dung do không tập trung trong giờ học.
- Nhi đưa ra một số phương án và lựa chọn phương án hợp lí, khả thi nhất để thực hiện, tìm sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô.
Kết luận:
Xác định được khó khăn và cách thức vượt qua khó khăn sẽ giúp chúng ta tự tin giải quyết hiệu quá vấn đề chúng ta gặp phải.
- Xử lí tình huống:
+ TH1: Trực tiếp nói chuyện với các bạn và đính chính những thông tin sai lệch đó.
+ TH2: Chờ bố mẹ nguôi giận sau đó mới tìm cơ hội để giải thích cho bố mẹ hiểu.
+ TH3: Thảo luận lại với các bạn và trình bày suy nghĩ của mình, thể hiện mong muốn được phân công một nhiệm vụ phù hợp với khả năng hơn.
Kết luận: Khi gặp phải khó khăn, chúng ta cần bình tĩnh để nghĩ ra các phương án giải quyết hợp lí nhất. Hãy tận dụng sự trợ giúp của mọi người xung quanh.
- Gợi ý:
+ Khi em thấy mệt mỏi, thất vọng, hãy nghĩ đến những câu chuyện vui, những tấm gương vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
+ Luôn cố gắng tìm ra điểm mạnh, điểm tốt của mọi người xung quanh.
+ Tự tin vào những điểm mạnh, đặc điểm riêng của bản thân mình.
+ Nghĩ về những khó khăn trước đây mà mình đã từng vượt qua.
+ Tìm ra điều tích cực, cơ hội mà em có nếu vượt qua được khó khăn.