1. Giới thiệu về truyền thống địa phương
- Lựa chọn một trong hai cụm từ ở hai cột để mô tả về một truyền thống ở địa phương em.
- Giới thiệu về truyền thống đó.
Trả lời:
- Lựa chọn một trong hai cụm từ ở hai cột để mô tả về một truyền thống ở địa phương em: nông thôn, phổ biến, sôi động, tinh thần, cổ/lâu đời, phát triển.
- Giới thiệu về truyền thống đó:
- Tên gọi: Hội làng
- Nét đặc trưng: Hội làng quê em thường diễn ra vào ngày 11 tháng 2 (Âm lịch). Hội làng được tổ chức tại khu vực đình làng với nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn như rước kiệu, các trò chơi dân gian: kéo co, bắt vịt, cầu treo...
- Ý nghĩa: Hội làng chính là thời điểm để người dân trong làng hướng về cội nguồn, là nơi để mọi người gọp mặt, gặp gỡ, giao lưu và tăng tình đoàn kết. Hội làng còn lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên đối với mỗi con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành.
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương:
- Trong khi thảo luận nhóm, hai bạn Ánh và Giang tranh luận về cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương. Hãy cho biết quan điểm của em về các ý kiến này.
- Đề xuất cách thức giữ gìn, phát huy một truyền thống cụ thể của địa phương em.
Trả lời:
- Quan điểm của em về các ý kiến:
- Ý kiến của bạn Ánh: Em đồng tình với bạn Ánh bởi văn hóa truyền thống rất quan trọng với mỗi người dân Việt Nam nói riêng và với quốc gia, dân tộc nói chung. Chúng ta cần phải giữ gìn văn hóa truyền thống để những giá trị tốt đẹp ấy sẽ không bị mai một và trường tồn mãi cùng dân tộc. Bên cạnh đó, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cũng rất quan trọng, nó giúp chúng ta hội nhập với thể giới để mở mang hiểu biết và làm giàu đẹp hơn vốn văn hóa dân tộc mình.
- Ý kiến của bạn Giang: Em chưa hoàn toàn đồng tình với bạn Giang, bởi giữ gìn truyền thống là tốt, nhưng không nhất thiết phải giữ nguyên vẹn, chúng ta vẫn có thể phát huy truyền thống cho phù hợp với bối cảnh thời hiện đại thay vì giữ mãi những khuôn mẫu từ xưa cũ.
- Đề xuất cách thức giữ gìn, phát huy một truyền thống cụ thể của địa phương em.
Truyền thống: Tri ân những người mẹ Việt Nam anh hùng.
Cách thức giữ gìn, phát huy:
- Giảng dạy về truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", lòng biết ơn đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng cho các em học sinh.
- Tuyên truyền trong cộng đồng truyền thống quý báu và những tấm gương người mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương
- Thực hiện thăm hỏi, tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng tại địa phương vào những ngày lễ lớn, đặc biệt vào ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/07)