[toc:ul]
- Các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác với thầy cô:
+ Nhóm 1: Tích cực trao đổi với cô giáo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Nhóm 3: Xin phép thầy dạy Tin học được sử dụng máy tính trong phòng Tin học để làm bài.
+ Nhóm 4: Chủ động xin ý kiến cô giáo để đổi phương án khác vì không có máy tính.
- Các biểu hiện cho thấy các tổ không hợp tác với thầy cô:
+ Nhóm 2: Không có máy tính nên quyết định không thực hiện nhiệm vụ nữa.
- Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô:
+ Giúp hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
+ Đem lại kết quả tốt cho nhiệm vụ được giao.
+ Rèn luyện khả năng giao tiếp, trao đổi và hoạt động nhóm.
=> Kết luận: Hợp tác với thầy cô giúp HS học tập hiệu quả hơn.
- Những điều em rút ra được từ cuộc trao đổi:
+ Dù là giáo viên hay học sinh, chúng ta đều nên thẳng thắn thể hiện mong muốn của mình trong học tập để đạt được hiệu quả dạy và học cao hơn.
+ Có sự giải thích lí do dẫn đến những mong muốn đó để thấu hiểu và hợp tác tốt hơn.
+ Sự trao đổi liên tục giữa giáo viên và học sinh là rất quan trọng.
=> Kết luận: Khi đặt mình vào vị trí của người khác, mỗi người có thể hiểu hơn suy nghĩ, trách nhiệm và những mong muốn của họ, từ đó có sự cảm thông và cách ứng xử phù hợp.
STT | Các nhiệm vụ | Hoàn thành | Chưa hoàn thành |
1 | Thực hiện dự án học tập | x | |
2 | Sưu tầm tranh ảnh | x | |
3 | Chuẩn bị bài thuyết trình nhóm | x | |
4 | Làm tập san giới thiệu về một danh lam thắng cảnh | x |
=> Kết luận: Dựa vào bảng kiểm, chúng ta biết được những điểm nên điều chỉnh của bản thân để thực hiện công việc tốt hơn.
- Những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô:
- Chú ý lắng nghe: tập trung nghe rõ, đầy đủ yêu cầu của thầy cô và ghi chép lại.
- Chủ động trao đổi:
+ Hỏi lại thầy cô để nắm bắt chính xác nhiệm vụ được giao.
+ Nhờ thầy cô cho ý kiến để giải quyết khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Sẵn sàng chia sẻ mong muốn, nguyện vọng học tập của bản thân với thầy cô.
- Đảm bảo hoàn thành đầy đù, đúng hạn những nhiệm vụ được thầy cô giáo giao cho.
- Xin ý kiến của thầy cô để hoàn thiện phương án đưa ra, nhờ thầy cô hỗ trợ tài liệu, định hướng,... để cùng giải quyết vấn đề.
=> Kết luận: Thực hành các cách thức hợp tác với thầy cô cũng chính là rèn cho bản thân năng lực hợp tác với người khác. Đây cũng là năng lực cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.
- Các bước giải quyết vấn đề nảy sinh:
+ Bước 1. Trao đổi với thầy cô về vấn đề nảy sinh.
+ Bước 2. Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết
+ Bước 3. Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn.
=> Kết luận: HS chủ động hợp tác, trao đổi, chia sẻ với thầy cô sẽ giúp thầy cô nắm bắt kịp thời và có những hỗ trợ tích cực để giải quyết những công việc chung, những vấn đề nảy sinh trong lớp nhanh chóng, hiệu quả hơn.
- Tình huống 1:
+ Thầy cô sẽ lần lượt nói chuyện với từng người trong nhóm bạn đó để tìm hiểu nguyên nhân các bạn tụ tập, đùa cợt, trêu các bạn khác.
+ Sau đó, cán bộ lớp sẽ cùng các bạn đi xin lỗi những người từng bị trêu đùa.
- Tình huống 2:
+ Thầy cô sẽ lần lượt nói chuyện với các bạn ở cả hai lớp để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra xích mích.
+ Sau khi phân định đúng sai, các bạn mắc lỗi sẽ xin lỗi thầy cô giáo, xin lỗi lẫn nhau và cam kết không tái phạm.
- Tình huống 3:
+ Thầy cô giáo sẽ chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm trong lớp để chuẩn bị tổ chức hội trại.
+ Các bạn trong nhóm sẽ tự phân công nhiệm vụ cho nhau, trao đổi lại với thầy cô nếu có thắc mắc và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
=> Kết luận: Vận dụng các cách hợp tác với thầy cô và các bước giải quyết các vấn đề trong lớp học để thực hành giải quyết các vấn đề thực tế giúp HS được luyện tập, từng bước có kĩ năng hợp tác với thầy cô.