Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.
- Nêu được ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
- Trách nhiệm
- Yêu nước.
1 – Chuẩn bị của GV:
- Tài liệu SGK, SGV, SBT, Luật Trẻ em 2016, Công ước Liên hợp quốc về Quyền
trẻ em, một số tranh ảnh về quyền trẻ em.
- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.
- Các tranh về các nhóm quyền của trẻ em như: quyền được sống; quyền được phát triển; quyền được bảo vệ; quyền được tham gia.
2 – Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu SGK, SBT, Luật Trẻ em 2016.
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 44 về bức thư của HS Nguyễn Nguyệt Linh, một HS lớp 5 trường Marie Curie ở Hà Nội đã gửi thầy hiệu trưởng trước ngày khai giảng năm học mới.
- GV cũng có thể giới thiệu cho HS một vài hình ảnh và thông tin thêm về HS Nguyễn Nguyệt Linh, việc thả bóng bay nhân ngày khai giảng của một số trường ở Hà Nội. Sau đó yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
- HS đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi bằng cách viết ra giấy nháp.
- Với câu hỏi 1, GV mời 2 đến 3 HS đại diện cả lớp nêu ý kiến của mình về câu hỏi đó. Các bạn trong lớp nhận xét và bổ sung thêm nếu có. Với câu hỏi 2, GV có thể dùng phương pháp hỏi nhanh một số HS trong lớp và ghi nhanh đáp án của các em lên phần bảng phụ. Yêu cầu các bạn trả lời sau không được trùng với câu trả lời của bạn trước.
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ của HS khi tham gia hoạt động, động viên, khuyến khích HS tham gia vào bài học. GV tổng kết các ý kiến của HS và kết luận bạn HS có quyền viết bức thư đó, vì trẻ em được hưởng các quyền của trẻ em và một trong những quyền đó là quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Bạn nhỏ đã viết thư để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình và đó là mong muốn rất chính đáng nên hoàn toàn có thể được.
- GV dẫn dắt vào nội dung của bài học về quyền cơ bản của trẻ em.
Hoạt động 1: Quan sát tranh và chỉ ra các quyền cơ bản của trẻ em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận hoàn thành PHT Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: +HS làm việc theo các nhóm, mô tả bức tranh và xác định các quyền trẻ em được thể hiện qua các bức tranh đó. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời 2, 3 HS trả lời + Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì + GV chuẩn kiến thức. | 1. Các quyền cơ bản của trẻ em + Tranh 1: Quyền học tập của trẻ em. + Tranh 2: Quyền được bảo vệ của trẻ em. + Tranh 3: Quyền được vui chơi giải trí của trẻ em. + Tranh 4: Quyền được chăm sóc sức khoẻ của trẻ em. ->Đây là những quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 và trong Luật Trẻ em năm 2016. => Khái niệm: - Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ. - Quyền trẻ em là cơ sở pháp lí để bảo vệ trẻ em, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm quyền trẻ em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (chia thành 4 nhóm), mỗi nhóm chuẩn bị học liệu gồm giấy A0, bút dạ các màu, giấy màu, kéo, băng dính theo yêu cầu. - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin 1 và 2 trong SGK tr. 45, 46, sau đó thảo luận về 2 câu hỏi trong sách: 1. Dựa vào thông tin 1 và thông tin 2, em hãy cho biết trẻ em có những quyền và bổn phận cơ bản nào? 2. Em hãy nêu ý nghĩa của quyền trẻ em. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin, trao đổi thảo luận để thể hiện sản phẩm theo yêu cầu. - Hoàn thành sản phẩm sơ đồ tư duy về quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em và trưng bày trước lớp Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo kĩ thuật phòng tranh, sau đó mời đại diện từng nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm cùng quan sát sản phẩm của từng nhóm ở trong lớp, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận. - Các nhóm tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí: Nội dung, hình thức thể hiện; thuyết trình sản phẩm. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét đánh giá sản phẩm và ý thức thái độ của từng nhóm khi thực hiện hoạt động. - GV xây dựng phiếu đánh giá theo tiêu chí (phụ lục) | 2. Các nhóm quyền trẻ em - Theo Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em ra đời năm 1989, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản: * Nhóm quyền được sống còn, gồm: + Quyền được sống + Quyền được khai sinh và có quốc tịch + Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc + Quyền được đảm bảo đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển * Nhóm quyền được phát triển, bao gồm: + Quyền được chăm sóc sức khoẻ, điều trị bệnh + Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng + Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi + Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo + Quyền được thu nhận nhiều nguồn thông tin, tư liệu có lợi về xã hội, văn hoá cho trẻ em + Quyển được có mức sống đủ * Nhóm quyền được bảo vệ, bao gồm: + Quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc + Quyền không bị buộc cách li cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp Vì lợi ích tốt nhất của trẻ + Quyền không chịu sự can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư + Quyền được hưởng an toàn xã hội bao gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác + Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sức khoẻ của trẻ + Quyền được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma tuý hay bị lôi kéo vào việc sản xuất, buôn bán ma túy + Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp + Quyền được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi * Nhóm quyền được tham gia, bao gồm: + Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em + Quyển tự do bày tỏ ý kiến (không trái pháp luật) + Quyền tự do kết giao, hội họp tụ tập một cách hoà bình. |
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa và việc thực hiện quyền trả em
- Việc pháp luật quy định các quyền của trẻ em và đảm bảo thực hiện tốt các quyền đó có ý nghĩa như thế nào?
- Nếu không có các quy định của pháp luật về quyền trẻ em, nếu quyền trẻ em không được đảm bảo và thực hiện tốt thì điều gì sẽ xảy ra đối với trẻ em?
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác