Soạn mới giáo án Công dân 6 CTST bài 5: Tự lập (3 tiết)

Soạn mới Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời Sáng tạo bài 5: Tự lập (3 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 5: TỰ LẬP (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Nêu được khái niệm tự lập.

- Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.

- Giải thích được vì sao phải tự lập.

- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

- Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân

  1. Phẩm chất:

- Trách nhiệm với bản thân

- Có ý thức sống tự lập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – Chuẩn bị của GV:

- Tài liệu: SGK, SGV, SBT, tranh, ảnh, câu chuyện về tự lập,... Video về việc tự giác học bài, tự chuẩn bị đồ dùng học tập,... của một số bạn HS.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu, giấy A0.

+ Các tranh minh hoạ tính tự lập trong lao động, học tập và sinh hoạt. Thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của HS. Một video tình huống về trường hợp rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng hoặc tự giác học bài và làm bài đúng giờ.

2 – Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải quyết vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
  3. Nội dung: HS tham gia trò chơi theo nhóm
  4. Sản phẩm: đáp án của HS và rút ra ý nghĩa của các hình ảnh nói về tính tự lập
  5. Tổ chức thực hiện:

* GV chia lớp thành các nhóm (có thể chia 4 nhóm tuỳ theo số HS của lớp) sau đó

phổ biến luật chơi.

- Luật chơi: GV sẽ chiếu lần lượt các hình ảnh trên màn hình để HS các nhóm suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Mỗi nhóm sẽ quan sát và đưa đáp án cho mỗi hình ảnh. Mỗi hình ảnh sẽ hiển thị đếm ngược trong thời gian 30 giây. Đội nào có đáp án trước sẽ có tín hiệu trả lời. Trả lời đúng ở giây số bao nhiêu sẽ được tính bấy nhiêu điểm. Ví dụ: đội 1 đưa ra câu trả lời ở giây số 20 sẽ được tính 20 điểm, đồng hồ hiển thị đếm ngược trên màn hình cho mỗi lượt hình ảnh. Đội nào có tổng số điểm cao nhất trong các đội thi sẽ là đội chiến thắng.

- GV chuẩn bị ít nhất 04 hình ảnh. Nội dung các hình ảnh GV lựa chọn có nội dung nói về tự lập, hoặc ít nhất phải có 01 hình ảnh có nội dung nói về tự lập.

VD: Các hình ảnh sau để HS đoán nội dung “Bàn tay ta làm nên tất cả; Có sức

người sỏi đá cũng thành cơm“.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Đôi khi chúng ta dựa dẫm vào người khác nhiều hơn mức cần thiết. Con người thường đặt niềm hạnh phúc của mình trong lòng bàn tay của người khác và nghĩ rằng như vậy sẽ mang đến cho họ niềm hạnh phúc trọn vẹn. Đó thật sự là một sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều người mắc phải. Tính tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại. Để hiểu hơn về tính tự lập, chúng ta tìm hiểu bài 5: Tự lập.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tự lập

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tự lập
  2. Nội dung: HS đọc và tìm hiểu câu chuyện Làm bất cứ việc gì trong SGK tr. 20 để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: HS rút ra được khái niệm tự lập
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc truyện và trả lời câu hỏi:

- Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng?

- Theo em, thế nào là tự lập?

- Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2, 3 HS trả lời

+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì

+ GV chuẩn kiến thức.

1. Tìm hiểu khái niệm tự lập

- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vì: bác muốn tự lập, tự kiếm tiền để sống, để đi ra nước ngoài.

- Tự lập là tự làm mọi công việc, không dựa dẫm vào người khác.

=> Khái niệm:

- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, tự làm bằng chính sức mình, không trông chờ, phụ thuộc vào người khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của tự lập

  1. Mục tiêu : HS liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập
  2. Nội dung : HS thảo luận nhóm, quan sát tranh, tham gia trò chơi tiếp sức, để chỉ ra các biểu hiện của tự lập.
  3. Sản phẩm : Biểu hiện của tự lập
  4. Tổ chức thực hiện :

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Công dân 6 CTST bài 5: Tự lập (3 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án giáo dục công dân 6 mới CTST bài Tự lập (3 tiết), giáo án soạn mới công dân 6 chân trời

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay